Trong khi Tòa Thánh chuẩn bị cho công bố Tông Thư của Đức Thánh Cha cho phép sử dụng rộng rãi trong Giáo Hội Thánh Lễ tiếng La Tinh theo nghi thức Tridentinô được dùng trước cuộc cải tổ Phụng Vụ của Công Đồng Chung Vatican II, các nhóm Do Thái Giáo đã bày tỏ lo ngại rằng việc này sẽ thiết đặt lại trong Giáo Hội Công Giáo lời nguyện dành cho người Do Thái mà nhiều người Israel cảm thấy không hài lòng.
Tưởng cũng nên biết lời nguyện được đề cập đến ở đây là lời nguyện dùng trong Phụng Vụ ngày Thứ Sáu Tuần Thánh theo nghi lễ Tridentinô. Lời nguyện đã bắt đầu được dùng trong Phụng Vụ từ năm 1570 này như sau: “Oremus et pro perfidies Judaeis” (Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người Do Thái bất trung”.
Thực ra, lo ngại của các nhóm Do Thái này không có cơ sở. Thật thế, vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh đầu tiên trong triều Giáo Hoàng của mình, vào năm 1959, Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã quyết định bãi bỏ chữ “bất trung” trong lời nguyện. Lời nguyện ấy, do đó, đã trở thành: “Oremus et pro Judaeis” (Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người Do Thái).
Cũng trong cùng năm đó, Đức Thánh Cha Gioan XXIII cũng đã quyết định bãi bỏ một câu vẫn được dùng trong nghi thức đón nhận các tân tòng người Do Thái: "Horresce Jusaicam perfidiam, respue Hebraicam superstitionem" (Hãy từ bỏ sự bất tín Do Thái, và khước từ dị đoan Hêbrơ).
Một số những công thức khác tương tự vẫn thường được dùng trong việc đón nhận anh chị em tân tòng từ các tôn giáo thờ tà thần, từ Hồi Giáo hay từ các lạc giáo cũng đã được hủy bỏ.
Sách Lễ 1962 cũng đã được ban hành kèm theo một Tông Thư dưới dạng Tự Sắc của Đức Thánh Cha Gioan XIII có tựa đề "Rubricarum Instructum." theo đó cụm từ “bất trung” dành cho người Do Thái đã không được dùng.
Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm 1963, Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã chủ sự nghi thức Tưởng Niệm Chúa Chịu Chết tại đền thờ Thánh Phêrô. Vị linh mục được giao đọc lời nguyện khi đọc lời nguyện cho người Do Thái, theo thói quen đã bật ra chữ “bất trung”. Đức Thánh Cha đã ngưng vị này lại, giải thích và nhấn mạnh với cộng đoàn tầm quan trọng trong quyết định trước đó 4 năm của ngài, và yêu cầu đọc lại từ đầu các lời nguyện.
Sách Lễ Rôma được Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục phê chuẩn và được sử dụng rộng rãi vào năm 1970 đã hoàn chỉnh lời nguyện này như sau:
“Chúng ta hãy cầu nguyện cho dân tộc Do Thái, dân tộc đầu tiên được nghe Lời Chúa, để họ có thể tiếp tục tăng trưởng trong tình yêu danh Ngài và trong niềm trung tín với giao ước của Ngài”.
“Lạy Thiên Chúa toàn năng và hằng hữu, xưa Chúa đã ban lời Chúa hứa cho Abraham và miêu duệ ông. Xin Chúa lắng nghe lời Giáo Hội Chúa đang cầu nguyện để xin cho dân tộc đầu tiên được Chúa chọn này có thể đạt đến sự cứu rỗi trọn vẹn”.
Tưởng cũng nên biết lời nguyện được đề cập đến ở đây là lời nguyện dùng trong Phụng Vụ ngày Thứ Sáu Tuần Thánh theo nghi lễ Tridentinô. Lời nguyện đã bắt đầu được dùng trong Phụng Vụ từ năm 1570 này như sau: “Oremus et pro perfidies Judaeis” (Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người Do Thái bất trung”.
Thực ra, lo ngại của các nhóm Do Thái này không có cơ sở. Thật thế, vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh đầu tiên trong triều Giáo Hoàng của mình, vào năm 1959, Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã quyết định bãi bỏ chữ “bất trung” trong lời nguyện. Lời nguyện ấy, do đó, đã trở thành: “Oremus et pro Judaeis” (Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người Do Thái).
Cũng trong cùng năm đó, Đức Thánh Cha Gioan XXIII cũng đã quyết định bãi bỏ một câu vẫn được dùng trong nghi thức đón nhận các tân tòng người Do Thái: "Horresce Jusaicam perfidiam, respue Hebraicam superstitionem" (Hãy từ bỏ sự bất tín Do Thái, và khước từ dị đoan Hêbrơ).
Một số những công thức khác tương tự vẫn thường được dùng trong việc đón nhận anh chị em tân tòng từ các tôn giáo thờ tà thần, từ Hồi Giáo hay từ các lạc giáo cũng đã được hủy bỏ.
Sách Lễ 1962 cũng đã được ban hành kèm theo một Tông Thư dưới dạng Tự Sắc của Đức Thánh Cha Gioan XIII có tựa đề "Rubricarum Instructum." theo đó cụm từ “bất trung” dành cho người Do Thái đã không được dùng.
Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm 1963, Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã chủ sự nghi thức Tưởng Niệm Chúa Chịu Chết tại đền thờ Thánh Phêrô. Vị linh mục được giao đọc lời nguyện khi đọc lời nguyện cho người Do Thái, theo thói quen đã bật ra chữ “bất trung”. Đức Thánh Cha đã ngưng vị này lại, giải thích và nhấn mạnh với cộng đoàn tầm quan trọng trong quyết định trước đó 4 năm của ngài, và yêu cầu đọc lại từ đầu các lời nguyện.
Sách Lễ Rôma được Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục phê chuẩn và được sử dụng rộng rãi vào năm 1970 đã hoàn chỉnh lời nguyện này như sau:
“Chúng ta hãy cầu nguyện cho dân tộc Do Thái, dân tộc đầu tiên được nghe Lời Chúa, để họ có thể tiếp tục tăng trưởng trong tình yêu danh Ngài và trong niềm trung tín với giao ước của Ngài”.
“Lạy Thiên Chúa toàn năng và hằng hữu, xưa Chúa đã ban lời Chúa hứa cho Abraham và miêu duệ ông. Xin Chúa lắng nghe lời Giáo Hội Chúa đang cầu nguyện để xin cho dân tộc đầu tiên được Chúa chọn này có thể đạt đến sự cứu rỗi trọn vẹn”.