Rôma – Một hội nghị kéo dài trong hai ngày về tương lai của tiếng La Tinh trong đời sống của Giáo Hội đã được khai mạc hôm thứ Sáu 25/5 với sự tham dự của các vị giáo sĩ, các giáo sư đại học, các nhà chính trị, và các nhà báo. Chủ đề của hội nghị là “Tiếng La Tinh đã hình thành nên căn tính Châu Âu”.
Hội nghị này do Ủy Ban Giáo Hoàng về Khoa Học Lịch Sử và Ủy Ban Nghiên Cứu Quốc Gia Italia đồng bảo trợ. Hội nghị nhắm tới việc đưa ra một đánh giá khoa học về những cống hiến của tiếng La Tinh trong việc hình thành một nền khoa học và văn chương chung tại Châu Âu.
Mặc dù hầu hết các thành viên tham dự hội nghị đến từ Italia, biến cố này đã lôi cuốn cả nhiều nhà nghiên cứu ở các quốc gia xa xôi đến tham dự. Trong hội nghị, người ta thấy có bà Jan Figel, diễn giả chính, là một nhà giáo dục thuộc ủy ban giáo dục liên hiệp Châu Âu và ông Vương Huân Chương một nhà nghiên cứu Trung Hoa.
Hội nghị sẽ kết thúc trong ngày hôm nay 26/5 và Đức Cha Walter Brandmüller, chủ tịch Ủy Ban Giáo Hoàng về Khoa Học Lịch Sử sẽ công bố danh tánh của nhà báo được giải ad Fontes (về nguồn) lần thứ hai. Giải ad Fontes được phát cho ký giả nào có bài viết hay về ảnh hưởng của tiếng La Tinh trong hệ thống giáo dục đương đại.
Các tham dự viên đã tỏ ra hài lòng khi thấy tiếng La Tinh được phục hồi trong thời gian gần đây. Tại Anh, con số trường học có môn tiếng La Tinh đã tăng gấp đôi từ năm 2003 đến nay.
Nhiều chuyên gia về tiếng La Tinh cho rằng ngôn ngữ này là phần tích hợp của đời sống Giáo Hội và cần được bảo tồn. Chuyên gia về tiếng La Tinh cho Đức Giáo Hoàng, cha Reginald Foster, là một trong những người chủ trương như trên.
Cha Reginald Foster, dòng Carmêlô, nguyên quán tại Milwaukee, Hoa Kỳ, đã được Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục cử giữ chức vụ chuyên gia về tiếng La Tinh cho Đức Giáo Hoàng cách đây 38 năm. Bây giờ ngài đã 68 tuổi. Trong cuộc phỏng vấn với tờ Sunday Telegraph, ngài đã cho biết về tầm quan trọng của tiếng La Tinh và ao ước của ngài muốn thấy việc học tiếng La Tinh được phục hồi.
“Anh không thể hiểu Thánh Augustinô bằng Anh ngữ. Ngài nghĩ bằng tiếng La Tinh. Giống như nghe Mozart mà lại nghe bằng máy hát dĩa. Như nhạc cổ điển, tiếng La Tinh luôn hiện diện ở đó. Nếu chúng ta không hiểu nó, chính chúng ta là người bị thiệt”.
Cha Foster, người đã dịch các diễn văn và thông điệp của bốn vị Giáo Hoàng, bao gồm cả thông điệp Thiên Chúa là Tình Yêu của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, vừa mới mở một trường dạy tiếng La Tinh tại Rôma trong cố gắng cuối cùng của ngài để cứu ngôn ngữ này khỏi chết dần. Ngài hy vọng sẽ thu nhận được 130 sinh viên một năm.
Nhưng ngài cũng nhìn nhận: “Tiếng La Tinh đang chết dần trong Giáo Hội. Tôi không lạc quan về tiếng La Tinh. Các linh mục và giám mục trẻ không nghiên cứu ngôn ngữ này”. Theo cha Foster, các tân linh mục không bị buộc phải học tiếng La Tinh tại các chủng viện và giờ đây không thể đọc các tác phẩm thần học thiết yếu.
Cha Foster, người cho đến gần đây vẫn dạy tại Đại Học Giáo Hoàng Grêgôriô ở Rôma do dòng Tên điều hành, than phiền về việc bỏ môn La Tinh tại hầu hết các đại học tại Âu Châu và tại các nơi vẫn còn dạy tiếng La Tinh thì các phương pháp giảng dạy đã lỗi thời. “Bạn cần phải trình bày ngôn ngữ này như một sinh ngữ”.
Hội nghị này do Ủy Ban Giáo Hoàng về Khoa Học Lịch Sử và Ủy Ban Nghiên Cứu Quốc Gia Italia đồng bảo trợ. Hội nghị nhắm tới việc đưa ra một đánh giá khoa học về những cống hiến của tiếng La Tinh trong việc hình thành một nền khoa học và văn chương chung tại Châu Âu.
Mặc dù hầu hết các thành viên tham dự hội nghị đến từ Italia, biến cố này đã lôi cuốn cả nhiều nhà nghiên cứu ở các quốc gia xa xôi đến tham dự. Trong hội nghị, người ta thấy có bà Jan Figel, diễn giả chính, là một nhà giáo dục thuộc ủy ban giáo dục liên hiệp Châu Âu và ông Vương Huân Chương một nhà nghiên cứu Trung Hoa.
Hội nghị sẽ kết thúc trong ngày hôm nay 26/5 và Đức Cha Walter Brandmüller, chủ tịch Ủy Ban Giáo Hoàng về Khoa Học Lịch Sử sẽ công bố danh tánh của nhà báo được giải ad Fontes (về nguồn) lần thứ hai. Giải ad Fontes được phát cho ký giả nào có bài viết hay về ảnh hưởng của tiếng La Tinh trong hệ thống giáo dục đương đại.
Các tham dự viên đã tỏ ra hài lòng khi thấy tiếng La Tinh được phục hồi trong thời gian gần đây. Tại Anh, con số trường học có môn tiếng La Tinh đã tăng gấp đôi từ năm 2003 đến nay.
Nhiều chuyên gia về tiếng La Tinh cho rằng ngôn ngữ này là phần tích hợp của đời sống Giáo Hội và cần được bảo tồn. Chuyên gia về tiếng La Tinh cho Đức Giáo Hoàng, cha Reginald Foster, là một trong những người chủ trương như trên.
Cha Reginald Foster, dòng Carmêlô, nguyên quán tại Milwaukee, Hoa Kỳ, đã được Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục cử giữ chức vụ chuyên gia về tiếng La Tinh cho Đức Giáo Hoàng cách đây 38 năm. Bây giờ ngài đã 68 tuổi. Trong cuộc phỏng vấn với tờ Sunday Telegraph, ngài đã cho biết về tầm quan trọng của tiếng La Tinh và ao ước của ngài muốn thấy việc học tiếng La Tinh được phục hồi.
“Anh không thể hiểu Thánh Augustinô bằng Anh ngữ. Ngài nghĩ bằng tiếng La Tinh. Giống như nghe Mozart mà lại nghe bằng máy hát dĩa. Như nhạc cổ điển, tiếng La Tinh luôn hiện diện ở đó. Nếu chúng ta không hiểu nó, chính chúng ta là người bị thiệt”.
Cha Foster, người đã dịch các diễn văn và thông điệp của bốn vị Giáo Hoàng, bao gồm cả thông điệp Thiên Chúa là Tình Yêu của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, vừa mới mở một trường dạy tiếng La Tinh tại Rôma trong cố gắng cuối cùng của ngài để cứu ngôn ngữ này khỏi chết dần. Ngài hy vọng sẽ thu nhận được 130 sinh viên một năm.
Nhưng ngài cũng nhìn nhận: “Tiếng La Tinh đang chết dần trong Giáo Hội. Tôi không lạc quan về tiếng La Tinh. Các linh mục và giám mục trẻ không nghiên cứu ngôn ngữ này”. Theo cha Foster, các tân linh mục không bị buộc phải học tiếng La Tinh tại các chủng viện và giờ đây không thể đọc các tác phẩm thần học thiết yếu.
Cha Foster, người cho đến gần đây vẫn dạy tại Đại Học Giáo Hoàng Grêgôriô ở Rôma do dòng Tên điều hành, than phiền về việc bỏ môn La Tinh tại hầu hết các đại học tại Âu Châu và tại các nơi vẫn còn dạy tiếng La Tinh thì các phương pháp giảng dạy đã lỗi thời. “Bạn cần phải trình bày ngôn ngữ này như một sinh ngữ”.