Dọc đường gío bụi xưa nay luôn thuộc về nếp sống con người. Vì hằng ngày họ phải đi lại vận chuyển làm việc trong khoảng cách ngắn gần hay xa, thời gian ngắn hạn hay lâu dài.

Nếp sống này không là sự vất vả đầu tắt mặt tối. Nhưng diễn tả người sống dọc đường gío bụi là người mạnh khoẻ có sức khoẻ tốt đầy năng lượng hoạt bát, cùng tính thích nghi mềm dẻo.

Trong nếp sống đạo giáo tinh thần đức tin dọc đường gío bụi không là luật trừ. Trái lại là điều cần thiết căn bản cho đời sống đức tin tinh thần triển nở phát huy theo hướng chiều tích cực, trong tương quan với Thiên Chúa, với con người cùng chung sống và với thiên nhiên.

Khi sống dọc đường gío bụi, lẽ dĩ nhiên cần phải mang theo những vật dụng cần thiết như quần áo, thực phẩm nước uống, giấy tờ tùy thân, thuốc uống cần thiết và chút ít tiền bạc… Nhưng Chúa Giêsu Kitô ngày xưa sai các môn đệ đi ra cánh đồng truyền giáo dọc đường gío bụi lại có chỉ thị khác: “Các con hãy đi. Này Ta sai các con như con chiên ở giữa sói rừng. Các con đừng mang theo túi tiền, bao bị, giầy dép, và đừng chào hỏi ai dọc đường.” ( Lc 10, 1-9).

Chỉ thị này của Chúa Giêsu xem ra không thích hợp với nếp sống ngày hôm nay, khi dọc đường gío bụi, nhất là làm công việc truyền giáo đức tin vào Thiên Chúa giữa con người cùng cho con người!

Hành trang cần thiết là thứ cần phải có mang theo khi đi đến nơi đâu. Nhưng khi mang nhiều hành trang qúa lại là gánh nặng phải đeo khuân vác gây ra mệt nhọc mất nhiều công sức, làm vơi bớt hào hứng niềm vui đời sống chính mình và cả cho người mình gặp gỡ... Kinh nghiệm này hầu như ai củng có khi đi chơi xa sắp soạn mang chất đầy vali, rương quần áo, phải mang xách kéo nặng mệt cùng sinh ra khó chịu cau có, mà sau cùng lại không dùng tới! Mang nhiều vật dụng đồ đạc, sau cùng chỉ loay hoay canh giữ, khuân vác chúng mất nhiều thời giờ công sức rồi.

Có nhiều người đi hành hương xa đường dài, lúc phải đi bộ, đeo kéo túi, vali nặng nhiều đồ mang theo mệt nhọc… thế là dọc đường dần

phải sọan lại hy sinh bỏ bớt những gì không cần thiết đi cho nhẹ, để mong có sức khoẻ cùng niềm vui hứng thú đi bộ tiếp!

Mục đích của hành trình dọc đường gío bụi là quan trọng chứ không phải những vật dụng mang theo. Vì thế những gì căn bản cần thiết mới hữu ích thích hợp giúp cho đạt mục đích hành trình.

Cũng vậy Chúa Giêsu Kitô trong chiều hướng đó đã đưa ra lời khuyên chỉ thị cho các Môn đệ, khi Ngài sai họ đi làm việc truyền giáo.

Lòng yêu mến nhiệt tâm dấn thân cho việc ra truyền tin mừng của Chúa mới là hành trang căn bản cần thiết cho việc ra đi làm việc truyền giáo.

Con người là điều quan trọng nhất, chứ không phải những vật dụng mang theo. Nếp sống dấn thân, đơn giản và lòng nhiệt thành vào tình yêu Chúa của người môn đệ có sức gây lòng phấn khởi cho con người. Và qua đó họ cảm nhận được tinh thần niềm hy vọng cho đời sống.

Chúa Giêsu Kitô lúc khởi đầu đi ra rao giảng nước Thiên Chúa, đã tuyển chọn kêu gọi 12 vị làm Tông Đồ, và trên 12 vị cột trụ này Giáo hội Chúa được xây dựng nơi trần gian. Nhưng Kinh thánh nơi phúc âm Thánh Luca (Lc 10,1-10) nói đến Chúa Giêsu còn tuyển chọn 72 người khác nữa, rồi sai họ đi làm việc rao giảng tin mừng Chúa giữa lòng đời sống xã hội con người thời lúc đó cách đây hơn hai ngàn năm.

Con số 72 từ thời cổ đại xa xưa được hiểu là toàn vũ trụ có 72 dân tộc và 72 ngôn ngữ. Thánh vịnh (90, 10) cũng nói tuổi thọ 72.

Trong sách Khải Huyền của Thánh Gioan trình bày các thị kiến trên trời nói đến vinh quang của Thiên Chúa ba ngôi hiển thị qua con số 24 Vị trưởng Lão với những nhạc cụ khác nhau đàn ca chúc tụng Thiên Chúa trên trời: 24 X 3 = 72

Như thế con số 72 là con số hình ảnh biểu tượng diễn tả sự toàn thể, sự rộng lớn.

Phúc âm Thánh sử Luca tường thuật Chúa Giêsu kêu gọi 72 môn đệ khác nữa sai đi làm việc truyền giáo ngụ ý muốn diễn tả mọi người

được Chúa kêu gọi sai đi làm việc truyền giáo ở các nơi trong xã hội con người.

Giáo hội Chúa mở ra Năm Thánh hành hương Niềm Hy Vọng 2025 trong ý nghĩa chiều hướng: Người đi hành hương dọc đường gío bụi với niềm hy vọng vào Chúa, và cũng muốn mang niềm hy vọng vào Chúa đến cho người khác nơi đời sống dọc đường gío bụi.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long