Ai cũng mong muốn có cuộc sống anh bình bởi an bình và hoan lạc luôn chung vai sát cánh. Bình an, hoan lạc do khôn ngoan con người tạo nên thường mong manh, mang tính nhất thời. Thứ nhất, í kiến người lãnh đạo thường thay đổi. Tính người hiền hoà, hiếu chiến, trung lập, nhiều tham vọng hay thích an nhàn ảnh hưởng nhiều đến cách hiểu về bình an. Người ta định nghĩa bình an khác nhau. Có người cho là vắng bóng chiến tranh là có bình an; kẻ khác lí luận có bình an khi dân chúng được ăn no, mặc ấm; người khác nữa lại cho là còn nghiện ngập, tệ đoan xã hội là chưa có bình an.
Bình an, hoan lạc đến từ Lời Chúa trường trường cửu, trường tồn, vững bền bao lâu cá nhân Kitô hữu đó còn tuân giữ, thực hành lời Chúa trong cuộc sống. Điều này có thể bởi bình an Chúa biến ta thành con người mới, con người của tình thương. Bình an Chúa thay đổi lối ta suy nghĩ, quan niệm sống; sống thứ tha, hiền hoà bởi có bình an trong tâm hồn. Bình an Chúa ban cải hoá, biến đổi con tim; biến con tim cố chấp, hận thù thành con tim bỏ qua, thông cảm. Bình an Chúa ban đóng đinh mọi định kiến, thói hư, tội ta vào thập giá và nhờ sức mạnh Phục Sinh Đức Kitô ban nguồn sống mới, tinh thần mới, sức mạnh mới giúp ta trung thành với đường lối Chúa. Lời Chúa mang lại bình an cho tâm hồn, con tim con người. Nơi đâu bình an đến từ Lời Chúa, nơi đó có nguồn vui chan hoà. Nơi đâu bình an đến từ con người, nơi đó sớm có tranh chấp, bất hoà. Có sự khác biệt giữa bình an đến từ Lời Chúa và bình an do con người tạo nên. Bình an do xã hội tạo ra đặt căn bản trên cá tính người lãnh đạo và trên vật chất. Lãnh đạo nào cũng có thời. Vật chất khi dư thừa, lúc khan hiếm nên cần tích trữ. Tích trữ tạo nên tình trạng khan hiếm. Khan hiếm gây nên tranh giành, chèn ép, đè nén. Đây là nguồn gốc phát sinh bất an. Tiên tri Isaiah 66:10 diễn tả nguồn vui bình an Chúa ban không phải nhất thời, nhỏ giọt nhưng tuôn chảy như giòng sông chan hoà trong cuộc sống người Kitô hữu. Đón nhận Tin Mừng chính là đón nhận giáo huấn của Đức Kitô và tôn thờ Ngài là Thiên Chúa, Đấng tạo dựng đất trời ban bình an trong tâm hồn. Sống và thực hành lời Ngài để có cuộc sống an lành cho cả thể xác lẫn tâm hồn.
Môn đệ chân chính của Đức Kitô là sứ giả bình an. Người sứ giả bình an có cuộc sống bình an và trong người mang sứ mạng phân phát bình an cho tha nhân. Khi sai bảy mươi hai môn đệ đi rao giảng, Đức Kitô nói nếu anh em vào nhà nào mà người trong nhà đó đón nhận ơn bình an thì ơn bình an anh em mang theo sẽ sinh ích cho gia đình đó, bằng không thì bình an anh em ban cho họ sẽ trở về với anh em. Điều này xác nhận sứ giả có nguồn bình an của Đức Kitô trong người. Nguồn sống, nguồn bình an đó giúp họ có cuộc sống bình an ngay cả trong hoàn cảnh bất an. Trong trường hợp hoàn cảnh bất an xảy ra họ vẫn có bình an. Dù bị chối bỏ, bài trừ, xua đuổi, bách hại, người sứ giả vẫn cảm thấy có Đức Kitô cùng đồng hành. Ơn bình an người sứ giả trao ban là bình an của Đức Kitô nên ơn bình an đó không lệ thuộc, ảnh hưởng, chi phối bởi hoàn cảnh xã hội nhưng lệ thuộc vào con tim người đón nhận. Một con tim yêu mến đón nhận ơn bình an thì người đó có bình an trong tâm hồn họ. Một con tim chối bỏ, xua đuổi sứ giả bình an tâm hồn người đó không có bình an vì bình an trao ban không tồn tại trong họ nhưng trở về với người sứ giả ban bình an và về cùng Đức Kitô, nguồn sống bình an. Bình an không chung sống cùng xa đoạ, bạo động, bất hoà.
Sau chuyến đi, môn đệ, sứ giả bình an của Đức Kitô trở về vui mừng bởi các ông nhận biết bình an của Đức Kitô có sức mạnh. Khi nhân danh Đức Kitô ma quỉ phải vâng phục. Đức Kitô cho biết niềm vui đó không quan trọng, còn niềm vui quan trọng hơn rất nhiều đó là tên các ông được ghi trên nước trời. Niềm bình an vĩnh cữu này dành riêng cho môn đệ, sứ giả Tin Mừng tín trung.
Xin ơn trung thành với sứ mạng sứ giảTin Mừng của Đức Kitô.
TiengChuong.org
Bình an, hoan lạc đến từ Lời Chúa trường trường cửu, trường tồn, vững bền bao lâu cá nhân Kitô hữu đó còn tuân giữ, thực hành lời Chúa trong cuộc sống. Điều này có thể bởi bình an Chúa biến ta thành con người mới, con người của tình thương. Bình an Chúa thay đổi lối ta suy nghĩ, quan niệm sống; sống thứ tha, hiền hoà bởi có bình an trong tâm hồn. Bình an Chúa ban cải hoá, biến đổi con tim; biến con tim cố chấp, hận thù thành con tim bỏ qua, thông cảm. Bình an Chúa ban đóng đinh mọi định kiến, thói hư, tội ta vào thập giá và nhờ sức mạnh Phục Sinh Đức Kitô ban nguồn sống mới, tinh thần mới, sức mạnh mới giúp ta trung thành với đường lối Chúa. Lời Chúa mang lại bình an cho tâm hồn, con tim con người. Nơi đâu bình an đến từ Lời Chúa, nơi đó có nguồn vui chan hoà. Nơi đâu bình an đến từ con người, nơi đó sớm có tranh chấp, bất hoà. Có sự khác biệt giữa bình an đến từ Lời Chúa và bình an do con người tạo nên. Bình an do xã hội tạo ra đặt căn bản trên cá tính người lãnh đạo và trên vật chất. Lãnh đạo nào cũng có thời. Vật chất khi dư thừa, lúc khan hiếm nên cần tích trữ. Tích trữ tạo nên tình trạng khan hiếm. Khan hiếm gây nên tranh giành, chèn ép, đè nén. Đây là nguồn gốc phát sinh bất an. Tiên tri Isaiah 66:10 diễn tả nguồn vui bình an Chúa ban không phải nhất thời, nhỏ giọt nhưng tuôn chảy như giòng sông chan hoà trong cuộc sống người Kitô hữu. Đón nhận Tin Mừng chính là đón nhận giáo huấn của Đức Kitô và tôn thờ Ngài là Thiên Chúa, Đấng tạo dựng đất trời ban bình an trong tâm hồn. Sống và thực hành lời Ngài để có cuộc sống an lành cho cả thể xác lẫn tâm hồn.
Môn đệ chân chính của Đức Kitô là sứ giả bình an. Người sứ giả bình an có cuộc sống bình an và trong người mang sứ mạng phân phát bình an cho tha nhân. Khi sai bảy mươi hai môn đệ đi rao giảng, Đức Kitô nói nếu anh em vào nhà nào mà người trong nhà đó đón nhận ơn bình an thì ơn bình an anh em mang theo sẽ sinh ích cho gia đình đó, bằng không thì bình an anh em ban cho họ sẽ trở về với anh em. Điều này xác nhận sứ giả có nguồn bình an của Đức Kitô trong người. Nguồn sống, nguồn bình an đó giúp họ có cuộc sống bình an ngay cả trong hoàn cảnh bất an. Trong trường hợp hoàn cảnh bất an xảy ra họ vẫn có bình an. Dù bị chối bỏ, bài trừ, xua đuổi, bách hại, người sứ giả vẫn cảm thấy có Đức Kitô cùng đồng hành. Ơn bình an người sứ giả trao ban là bình an của Đức Kitô nên ơn bình an đó không lệ thuộc, ảnh hưởng, chi phối bởi hoàn cảnh xã hội nhưng lệ thuộc vào con tim người đón nhận. Một con tim yêu mến đón nhận ơn bình an thì người đó có bình an trong tâm hồn họ. Một con tim chối bỏ, xua đuổi sứ giả bình an tâm hồn người đó không có bình an vì bình an trao ban không tồn tại trong họ nhưng trở về với người sứ giả ban bình an và về cùng Đức Kitô, nguồn sống bình an. Bình an không chung sống cùng xa đoạ, bạo động, bất hoà.
Sau chuyến đi, môn đệ, sứ giả bình an của Đức Kitô trở về vui mừng bởi các ông nhận biết bình an của Đức Kitô có sức mạnh. Khi nhân danh Đức Kitô ma quỉ phải vâng phục. Đức Kitô cho biết niềm vui đó không quan trọng, còn niềm vui quan trọng hơn rất nhiều đó là tên các ông được ghi trên nước trời. Niềm bình an vĩnh cữu này dành riêng cho môn đệ, sứ giả Tin Mừng tín trung.
Xin ơn trung thành với sứ mạng sứ giảTin Mừng của Đức Kitô.
TiengChuong.org