SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XIV NĂM – C
(Lc 10, 1-12. 17-20)
Hãy cầu nguyện và mạnh dạn ra đi
Thiên Chúa là Đấng an ủi và mời gọi chúng sống niềm vui cứu độ và sai chúng ta mang niềm vui ấy cho thế giới đang đói khát sự bình an và hy vọng.
Niềm vui an ủi
Trong bối cảnh lịch sử, dân Israel vừa trở về sau cuộc lưu đày ở Babylon, mang trong mình những vết thương. Thiên Chúa dùng hình ảnh người mẹ để an ủi vỗ về dân Israel : “Hãy vui mừng với Giêrusalem” (Is 66,10), như người mẹ hiền ẵm con vào lòng. “Ta sẽ vỗ về các ngươi như người mẹ nâng niu con” (Is 66, 13). Qua đó, chúng ta hiểu được tấm lòng của Thiên Chúa đối với nhân loại: Ngài không bao giờ bỏ rơi dân Ngài. Dù có trải qua thử thách, đau khổ, Thiên Chúa vẫn luôn yêu thương, an ủi, và ban lại bình an. Đây chính là nền tảng cho sứ mạng truyền giáo.
Thập giá
Thập giá, vốn là biểu tượng của khổ đau và ô nhục, nhưng qua cái chết và sự phục sinh của Chúa Giê-su, lại trở thành nguồn ơn cứu độ và là niềm vinh dự của Ki-tô hữu.
Thánh Phao-lô nhấn mạnh rằng: Người mang danh Ki-tô hữu không được tự hào vì lề luật, thành tích hay công trạng cá nhân, mà vì được liên kết với Đức Ki-tô chịu đóng đinh. Đây là một cuộc “tái tạo” nhờ thập giá, người môn đệ được biến đổi, trở nên tạo vật mới.
Điều này giúp chúng ta ý thức rằng: Truyền giáo không phải là đi rao giảng một triết lý đạo đức, mà là loan báo Đức Ki-tô chịu đóng đinh và phục sinh.
Nguyện cầu
Thật ý nghĩa, khi lời Chúa Giê-su nói với các môn đệ: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít; vậy các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa của Người. Các con hãy đi. ” (Lc 10,2). Thôi thúc chúng ta, những người đã chịu phép rửa tội. Lời thánh ca do Mai Nguyên Vũ sáng tác, chúng ta hát nhiều lần trong đời, hát với vẻ hăng say. Hát đấy, nhưng chúng ta có mường tượng ra rằng, chính chúng ta phải dấn thân không? “Hãy ra đi rao giảng Tin Mừng, bước hiên ngang trên đường truyền giáo. Kìa đồng lúa chín ngát trời, triệu nhành đong đưa vẫy mời, sóng lúa vàng dạt dào mơ ước“.
Nhìn cánh đồng truyền giáo thật bát ngát bao la, Chúa đang cần thợ gặt, nhưng không dễ để mà có. Vì khó nên Chúa mới nài nỉ chúng ta xin Chúa Cha, tức là cầu nguyện: “Hãy xin Cha sai nhiều Tông Đồ, biết hăng say đi mở nước Chúa.”
Chúng ta đừng quên rằng: Cầu nguyện là hành động truyền giáo đầu tiên. Các người thợ đã không được chọn qua các chiến dịch quảng cáo hay kêu gọi phục vụ quảng đại, nhưng được Thiên Chúa “chọn” và “sai đi”. Chính Chúa tuyển chọn và sai đi, chính Chúa ban sứ mệnh. Vì thế cầu nguyện thật quan trọng. Ðức cố Giáo hoàng Bê-nê-đic-tô XVI đã lập lại với chúng ta rằng: “Giáo Hội không phải của chúng ta, mà là của Thiên Chúa. Biết bao lần chúng ta, những người được thánh hiến, chúng ra nghĩ rằng nó là của chúng ta“. Ngài khẳng định như thế với các Hồng Y đoàn khi thoái vị: “Giáo Hội không phải của anh em, mà là của Thiên Chúa; Chúa có cách làm của Chúa.” (Diễn văn cuối cùng với Hồng Y đoàn).
Như thế, sứ mệnh truyền giáo là ơn thánh, nên “việc truyền giáo phải làm trên đầu gối”, tức là quỳ xuống mà cầu nguyện. Nhạc sĩ Mai Nguyên Vũ sáng tác cũng rất tinh tế về ca từ dựa trên Lời Chúa giúp chúng ta cầu nguyện: Nguyện Chúa ghé mắt đến Giáo Hội dấu ái, nguyện Chúa giáng phúc xuống cho vị Cha chung. Nguyện Chúa thánh hóa các linh mục khắp chốn, dẫn dắt đám chiên lạc muôn phương về một đàn chiên duy nhất.
Thiên Chúa luôn mời gọi con người cộng tác trực tiếp vào sứ mệnh của Người. Sứ điệp sai đi của Chúa Giê-su vẫn còn rất thời sự với chúng ta. Chủ đề cho Ngày Truyền Giáo Thế Giới năm 2025 là: “Mang hy vọng trong một thế giới khủng hoảng“. Đức cố Giáo hoàng Phan-xi-cô mời gọi chúng ta: “Tôi khuyến khích tất cả anh chị em, từ trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn cho đến người cao tuổi, tích cực tham gia vào sứ mạng loan báo Tin Mừng chung, qua chứng tá đời sống, qua lời cầu nguyện, những hy sinh và lòng quảng đại của anh chị em.” (trích Sứ điệp truyền giáo năm 2025).
Trong xã hội ngày nay, “thuộc về Giáo hội không bao giờ là một thực tại đạt được một lần cho mãi mãi“. Vì thế, công cuộc truyền giáo đòi hỏi một sự kết hợp giữa cầu nguyện và hành động. Cầu nguyện là hành động truyền giáo đầu tiên, và là sức mạnh đầu tiên của niềm hy vọng. Hãy để cho lòng mình bừng cháy lên ngọn lửa hy vọng và nhanh chân tiến bước đi loan báo Tin Mừng. Hãy cộng tác phần mình bằng lời cầu nguyện và hoạt động, bằng vật chất, bằng chứng tá cá nhân của mỗii người.
Lạy Chúa, này con đây, xin sai con đi.
(Lc 10, 1-12. 17-20)
Hãy cầu nguyện và mạnh dạn ra đi
Thiên Chúa là Đấng an ủi và mời gọi chúng sống niềm vui cứu độ và sai chúng ta mang niềm vui ấy cho thế giới đang đói khát sự bình an và hy vọng.
Niềm vui an ủi
Trong bối cảnh lịch sử, dân Israel vừa trở về sau cuộc lưu đày ở Babylon, mang trong mình những vết thương. Thiên Chúa dùng hình ảnh người mẹ để an ủi vỗ về dân Israel : “Hãy vui mừng với Giêrusalem” (Is 66,10), như người mẹ hiền ẵm con vào lòng. “Ta sẽ vỗ về các ngươi như người mẹ nâng niu con” (Is 66, 13). Qua đó, chúng ta hiểu được tấm lòng của Thiên Chúa đối với nhân loại: Ngài không bao giờ bỏ rơi dân Ngài. Dù có trải qua thử thách, đau khổ, Thiên Chúa vẫn luôn yêu thương, an ủi, và ban lại bình an. Đây chính là nền tảng cho sứ mạng truyền giáo.
Thập giá
Thập giá, vốn là biểu tượng của khổ đau và ô nhục, nhưng qua cái chết và sự phục sinh của Chúa Giê-su, lại trở thành nguồn ơn cứu độ và là niềm vinh dự của Ki-tô hữu.
Thánh Phao-lô nhấn mạnh rằng: Người mang danh Ki-tô hữu không được tự hào vì lề luật, thành tích hay công trạng cá nhân, mà vì được liên kết với Đức Ki-tô chịu đóng đinh. Đây là một cuộc “tái tạo” nhờ thập giá, người môn đệ được biến đổi, trở nên tạo vật mới.
Điều này giúp chúng ta ý thức rằng: Truyền giáo không phải là đi rao giảng một triết lý đạo đức, mà là loan báo Đức Ki-tô chịu đóng đinh và phục sinh.
Nguyện cầu
Thật ý nghĩa, khi lời Chúa Giê-su nói với các môn đệ: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít; vậy các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa của Người. Các con hãy đi. ” (Lc 10,2). Thôi thúc chúng ta, những người đã chịu phép rửa tội. Lời thánh ca do Mai Nguyên Vũ sáng tác, chúng ta hát nhiều lần trong đời, hát với vẻ hăng say. Hát đấy, nhưng chúng ta có mường tượng ra rằng, chính chúng ta phải dấn thân không? “Hãy ra đi rao giảng Tin Mừng, bước hiên ngang trên đường truyền giáo. Kìa đồng lúa chín ngát trời, triệu nhành đong đưa vẫy mời, sóng lúa vàng dạt dào mơ ước“.
Nhìn cánh đồng truyền giáo thật bát ngát bao la, Chúa đang cần thợ gặt, nhưng không dễ để mà có. Vì khó nên Chúa mới nài nỉ chúng ta xin Chúa Cha, tức là cầu nguyện: “Hãy xin Cha sai nhiều Tông Đồ, biết hăng say đi mở nước Chúa.”
Chúng ta đừng quên rằng: Cầu nguyện là hành động truyền giáo đầu tiên. Các người thợ đã không được chọn qua các chiến dịch quảng cáo hay kêu gọi phục vụ quảng đại, nhưng được Thiên Chúa “chọn” và “sai đi”. Chính Chúa tuyển chọn và sai đi, chính Chúa ban sứ mệnh. Vì thế cầu nguyện thật quan trọng. Ðức cố Giáo hoàng Bê-nê-đic-tô XVI đã lập lại với chúng ta rằng: “Giáo Hội không phải của chúng ta, mà là của Thiên Chúa. Biết bao lần chúng ta, những người được thánh hiến, chúng ra nghĩ rằng nó là của chúng ta“. Ngài khẳng định như thế với các Hồng Y đoàn khi thoái vị: “Giáo Hội không phải của anh em, mà là của Thiên Chúa; Chúa có cách làm của Chúa.” (Diễn văn cuối cùng với Hồng Y đoàn).
Như thế, sứ mệnh truyền giáo là ơn thánh, nên “việc truyền giáo phải làm trên đầu gối”, tức là quỳ xuống mà cầu nguyện. Nhạc sĩ Mai Nguyên Vũ sáng tác cũng rất tinh tế về ca từ dựa trên Lời Chúa giúp chúng ta cầu nguyện: Nguyện Chúa ghé mắt đến Giáo Hội dấu ái, nguyện Chúa giáng phúc xuống cho vị Cha chung. Nguyện Chúa thánh hóa các linh mục khắp chốn, dẫn dắt đám chiên lạc muôn phương về một đàn chiên duy nhất.
Thiên Chúa luôn mời gọi con người cộng tác trực tiếp vào sứ mệnh của Người. Sứ điệp sai đi của Chúa Giê-su vẫn còn rất thời sự với chúng ta. Chủ đề cho Ngày Truyền Giáo Thế Giới năm 2025 là: “Mang hy vọng trong một thế giới khủng hoảng“. Đức cố Giáo hoàng Phan-xi-cô mời gọi chúng ta: “Tôi khuyến khích tất cả anh chị em, từ trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn cho đến người cao tuổi, tích cực tham gia vào sứ mạng loan báo Tin Mừng chung, qua chứng tá đời sống, qua lời cầu nguyện, những hy sinh và lòng quảng đại của anh chị em.” (trích Sứ điệp truyền giáo năm 2025).
Trong xã hội ngày nay, “thuộc về Giáo hội không bao giờ là một thực tại đạt được một lần cho mãi mãi“. Vì thế, công cuộc truyền giáo đòi hỏi một sự kết hợp giữa cầu nguyện và hành động. Cầu nguyện là hành động truyền giáo đầu tiên, và là sức mạnh đầu tiên của niềm hy vọng. Hãy để cho lòng mình bừng cháy lên ngọn lửa hy vọng và nhanh chân tiến bước đi loan báo Tin Mừng. Hãy cộng tác phần mình bằng lời cầu nguyện và hoạt động, bằng vật chất, bằng chứng tá cá nhân của mỗii người.
Lạy Chúa, này con đây, xin sai con đi.