Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:12 01/07/2025
10. Thánh đức của người Ki-tô hữu chính là: vì yêu mến Chúa Giê-su mà chịu đau khổ.
(Thánh Philip Neri)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:17 01/07/2025
81. TAM THẬP NHI LẬP
Thầy giáo đưa ra một đề bài là: “tam thập nhi lập” để cho hai học sinh tự giải đề.
Học sinh thứ nhất viết:
- “Hai cái tuổi mười lăm, mặc dù có ghế dựa nhưng không dám ngồi.”
Học sinh thứ hai viết:
- “Tuổi tác đã qua một nữa hoa giáp (1) , chỉ là hai bắp vế chân còn đứng được mà thôi.”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 81:
“Tam thập nhi lập” là ba mươi tuổi mới lập thân, đề bài đơn sơ mà dễ hiểu, nhưng hai học sinh giải thích lung tung làm cho người khác không hiểu là gì.
Trong cuộc sống, đôi lúc, chỉ một lời nói hay một câu hỏi của người này người nọ, mà có rất nhiều người giải thích khác nhau.
Thánh Kinh là lời của Thiên Chúa nói với nhân loại, là bày tỏ tình yêu của Ngài cho con người qua mọi thời đại, nhưng có người vì không hiểu mà giải thích tầm bậy, có người hiểu nhưng để pha trò nên giải thích sai lạc, có người kiêu ngạo nên giải thích theo ý mình.v.v…cho nên đôi lúc làm cho Lời Chúa bị xuyên tạc và có người vì không thích người Ki-tô hữu nên lấy đó làm cớ để nhạo báng Thiên Chúa và Giáo Hội.
Có nhiều người học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh nhưng không tin, mà nếu có người đọc Thánh Kinh nhưng không tin thì giống như uống cà phê mà không hút thuốc lá, nó nhạt nhẽo vô vị sao sao ấy…
(1) Hoa giáp là 60 tuổi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Thầy giáo đưa ra một đề bài là: “tam thập nhi lập” để cho hai học sinh tự giải đề.
Học sinh thứ nhất viết:
- “Hai cái tuổi mười lăm, mặc dù có ghế dựa nhưng không dám ngồi.”
Học sinh thứ hai viết:
- “Tuổi tác đã qua một nữa hoa giáp (1) , chỉ là hai bắp vế chân còn đứng được mà thôi.”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 81:
“Tam thập nhi lập” là ba mươi tuổi mới lập thân, đề bài đơn sơ mà dễ hiểu, nhưng hai học sinh giải thích lung tung làm cho người khác không hiểu là gì.
Trong cuộc sống, đôi lúc, chỉ một lời nói hay một câu hỏi của người này người nọ, mà có rất nhiều người giải thích khác nhau.
Thánh Kinh là lời của Thiên Chúa nói với nhân loại, là bày tỏ tình yêu của Ngài cho con người qua mọi thời đại, nhưng có người vì không hiểu mà giải thích tầm bậy, có người hiểu nhưng để pha trò nên giải thích sai lạc, có người kiêu ngạo nên giải thích theo ý mình.v.v…cho nên đôi lúc làm cho Lời Chúa bị xuyên tạc và có người vì không thích người Ki-tô hữu nên lấy đó làm cớ để nhạo báng Thiên Chúa và Giáo Hội.
Có nhiều người học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh nhưng không tin, mà nếu có người đọc Thánh Kinh nhưng không tin thì giống như uống cà phê mà không hút thuốc lá, nó nhạt nhẽo vô vị sao sao ấy…
(1) Hoa giáp là 60 tuổi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 02/07: Dòng dõi Ông Áp-ra-ham – Lm. Giuse Vũ Ngọc Tuyển, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
03:07 01/07/2025
Bài trích sách Sáng thế.
Ông Áp-ra-ham được một trăm tuổi khi sinh được người con là I-xa-ác.
Đứa trẻ lớn lên và cai sữa. Ông Áp-ra-ham làm tiệc lớn ngày I-xa-ác cai sữa. Bà Xa-ra thấy Ít-ma-ên đang cười giỡn (đó là đứa con mà Ha-ga, người Ai-cập, đã sinh ra cho ông Áp-ra-ham), bà liền nói với ông Áp-ra-ham: “Ông hãy đuổi hai mẹ con đứa nữ tỳ này đi, vì con trai đứa nữ tỳ không được thừa kế cùng với I-xa-ác, con trai tôi.” Ông Áp-ra-ham rất bực mình vì lời ấy, bởi đó là con ông. Nhưng Thiên Chúa phán với ông Áp-ra-ham: “Đừng bực mình vì chuyện đứa trẻ và người nữ tỳ của ngươi. Tất cả những gì Xa-ra nói với ngươi, cứ nghe, bởi vì chính nhờ I-xa-ác mà ngươi sẽ có một dòng dõi mang tên ngươi. Còn con trai của người nữ tỳ, Ta cũng sẽ làm cho nó thành một dân tộc lớn, vì nó là dòng dõi ngươi.” Sáng hôm sau, ông Áp-ra-ham dậy sớm, lấy bánh và một bầu da đựng nước đưa cho Ha-ga. Ông đặt đứa bé lên vai nàng và bắt nàng phải đi.
Nàng đi lang thang trong sa mạc Bơ-e Se-va. Khi nước trong bầu da đã cạn, nàng vất đứa bé dưới một bụi cây, rồi đi ngồi đối diện, cách xa khoảng tầm cung bắn. Nàng nói: “Sao cho tôi đừng nhìn thấy đứa bé chết!” Nàng ngồi đối diện và bật tiếng khóc. Thiên Chúa nghe thấy tiếng đứa trẻ và từ trời sứ thần Thiên Chúa gọi Ha-ga và nói: “Sao thế, Ha-ga? Đừng sợ, vì Thiên Chúa đã nghe thấy tiếng đứa trẻ, ở chỗ nó nằm. Đứng lên! Đỡ đứa trẻ dậy và ôm nó trong tay, vì Ta sẽ làm cho nó thành một dân tộc lớn.” Thiên Chúa mở mắt cho nàng, và nàng thấy một giếng nước. Nàng đi đổ nước đầy bầu da, rồi cho đứa trẻ uống. Thiên Chúa ở với đứa trẻ, nó lớn lên, sống trong sa mạc, và trở thành người bắn cung.
Đó là lời Chúa
Xa cách
Lm. Minh Anh
14:43 01/07/2025
XA CÁCH
“Chúng rất dữ tợn, đến nỗi không ai dám qua lại lối ấy”.
Mùa đông đến, một thợ săn muốn có một chiếc áo lông gấu, anh vào rừng. Một con gấu xuất hiện, anh đưa súng lên. “Chờ đã!”, con gấu nói, “Tại sao bạn muốn bắn tôi?” - “Tôi lạnh!”. “Nhưng tôi đói!”, con gấu trả lời, “Chúng ta nên có một thoả thuận!”. Thợ săn đồng ý. Rốt cuộc, anh ‘được bao bọc’ bởi một bộ lông ấm áp; và con gấu đã chén xong bữa tối!
Kính thưa Anh Chị em,
Đối thoại với ma quỷ, bạn luôn thiệt! Đó là bài học của ngụ ngôn. Tin Mừng hôm nay nói đến tội lỗi, điều khiến chúng ta ‘xa cách’ Thiên Chúa và ‘xa cách’ tha nhân. Hai người bị quỷ ám nhất định giữ khoảng cách với Chúa Giêsu, họ muốn Ngài để họ yên, nhưng Ngài đã trục xuất chúng và chúng nhập vào đàn heo!
Dù trọng hay nhẹ, tội lỗi luôn đẩy Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống con người. Nó lấy đi ân sủng thánh hoá, cắt đứt chúng ta khỏi Ngài, khiến Thiên Chúa trở nên ‘xa lạ’; đồng thời làm phương hại các mối tương quan của chúng ta đối với tha nhân - ‘xa cách’ cộng đồng. “Tội lỗi biến trái tim thành sa mạc - nơi không còn chỗ cho Thiên Chúa ngự và không còn nước cho người lân cận uống!” - Catharina Siêna.
Mọi tội lỗi đều ‘mang tính xã hội’, gây ra những ‘hậu quả xã hội’. Cả những tội thầm kín vẫn làm thiệt hại Thân Thể Mầu Nhiệm Chúa Kitô; đó là chưa nói đến những tội công khai, vốn sẽ tác hại nghiêm trọng, gây tai tiếng và có thể dẫn người khác vào đường tội lỗi; thậm chí, mất đức tin. Địa vị càng cao, tàn phá của tội càng lớn!
Tội lỗi, dĩ nhiên, tác hại - trước hết - linh hồn. Marcô viết, “Người bị quỷ ám tru tréo và lấy đá rạch vào mình” - biểu tượng một nỗi đau tinh thần sâu sắc. “Lỗi lầm âm thầm của linh hồn còn làm cho lòng đau hơn những vết roi trên da thịt!” - Thomas à Kempis. Con người là vậy, nhưng Thiên Chúa thì không! Ngài làm mọi cách để đến gần, cứu lấy tội nhân. Làm sao một Đấng mủi lòng vì lời than vãn của một người mẹ nô tỳ đến nỗi không cầm mình khi nghe tiếng khóc của đứa bé, con nàng, giữa rừng - bài đọc một - lại có thể để một linh hồn chết trong tội? Hai câu chuyện hôm nay, một lần nữa, cho thấy Thiên Chúa là Đấng cứu kẻ khốn cùng, “Kẻ nghèo hèn kêu xin, và Chúa đã nhận lời!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Anh Chị em,
“Không ai dám qua lại lối ấy”. Vậy ‘quỷ dữ’ nào đang trói buộc bạn; tội lỗi nào đang làm bạn ‘xa cách’ Thiên Chúa và ‘xa cách’ anh chị em mình; xiềng xích nào đang khiến bạn và tôi sợ hãi sự hiện diện và can thiệp xót thương của Ngài? Không ai trong chúng ta không ước muốn được giải thoát; với Thiên Chúa, đó không chỉ là ước muốn nhưng là khát khao! Ngài khát khao chúng ta, khát khao linh hồn chúng ta! Ngài đang ở trong Bí tích Hoà Giải để tháo cởi, ở trong Bí tích Thánh Thể để chữa lành. Hãy đến, đừng chạy trốn Ngài! “Không gì làm cho Thiên Chúa phải ‘chuyển động’ nhanh bằng một tiếng rên rỉ của tội nhân đang cố gắng quay về!” - Bernard Clairvaux.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, tội lỗi luôn làm con ấm áp dễ chịu, nhưng cuối cùng, luôn ‘chén’ con. Dạy con khôn ngoan, đừng bao giờ ngồi xuống thoả hiệp với nó!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Chúng rất dữ tợn, đến nỗi không ai dám qua lại lối ấy”.
Mùa đông đến, một thợ săn muốn có một chiếc áo lông gấu, anh vào rừng. Một con gấu xuất hiện, anh đưa súng lên. “Chờ đã!”, con gấu nói, “Tại sao bạn muốn bắn tôi?” - “Tôi lạnh!”. “Nhưng tôi đói!”, con gấu trả lời, “Chúng ta nên có một thoả thuận!”. Thợ săn đồng ý. Rốt cuộc, anh ‘được bao bọc’ bởi một bộ lông ấm áp; và con gấu đã chén xong bữa tối!
Kính thưa Anh Chị em,
Đối thoại với ma quỷ, bạn luôn thiệt! Đó là bài học của ngụ ngôn. Tin Mừng hôm nay nói đến tội lỗi, điều khiến chúng ta ‘xa cách’ Thiên Chúa và ‘xa cách’ tha nhân. Hai người bị quỷ ám nhất định giữ khoảng cách với Chúa Giêsu, họ muốn Ngài để họ yên, nhưng Ngài đã trục xuất chúng và chúng nhập vào đàn heo!
Dù trọng hay nhẹ, tội lỗi luôn đẩy Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống con người. Nó lấy đi ân sủng thánh hoá, cắt đứt chúng ta khỏi Ngài, khiến Thiên Chúa trở nên ‘xa lạ’; đồng thời làm phương hại các mối tương quan của chúng ta đối với tha nhân - ‘xa cách’ cộng đồng. “Tội lỗi biến trái tim thành sa mạc - nơi không còn chỗ cho Thiên Chúa ngự và không còn nước cho người lân cận uống!” - Catharina Siêna.
Mọi tội lỗi đều ‘mang tính xã hội’, gây ra những ‘hậu quả xã hội’. Cả những tội thầm kín vẫn làm thiệt hại Thân Thể Mầu Nhiệm Chúa Kitô; đó là chưa nói đến những tội công khai, vốn sẽ tác hại nghiêm trọng, gây tai tiếng và có thể dẫn người khác vào đường tội lỗi; thậm chí, mất đức tin. Địa vị càng cao, tàn phá của tội càng lớn!
Tội lỗi, dĩ nhiên, tác hại - trước hết - linh hồn. Marcô viết, “Người bị quỷ ám tru tréo và lấy đá rạch vào mình” - biểu tượng một nỗi đau tinh thần sâu sắc. “Lỗi lầm âm thầm của linh hồn còn làm cho lòng đau hơn những vết roi trên da thịt!” - Thomas à Kempis. Con người là vậy, nhưng Thiên Chúa thì không! Ngài làm mọi cách để đến gần, cứu lấy tội nhân. Làm sao một Đấng mủi lòng vì lời than vãn của một người mẹ nô tỳ đến nỗi không cầm mình khi nghe tiếng khóc của đứa bé, con nàng, giữa rừng - bài đọc một - lại có thể để một linh hồn chết trong tội? Hai câu chuyện hôm nay, một lần nữa, cho thấy Thiên Chúa là Đấng cứu kẻ khốn cùng, “Kẻ nghèo hèn kêu xin, và Chúa đã nhận lời!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Anh Chị em,
“Không ai dám qua lại lối ấy”. Vậy ‘quỷ dữ’ nào đang trói buộc bạn; tội lỗi nào đang làm bạn ‘xa cách’ Thiên Chúa và ‘xa cách’ anh chị em mình; xiềng xích nào đang khiến bạn và tôi sợ hãi sự hiện diện và can thiệp xót thương của Ngài? Không ai trong chúng ta không ước muốn được giải thoát; với Thiên Chúa, đó không chỉ là ước muốn nhưng là khát khao! Ngài khát khao chúng ta, khát khao linh hồn chúng ta! Ngài đang ở trong Bí tích Hoà Giải để tháo cởi, ở trong Bí tích Thánh Thể để chữa lành. Hãy đến, đừng chạy trốn Ngài! “Không gì làm cho Thiên Chúa phải ‘chuyển động’ nhanh bằng một tiếng rên rỉ của tội nhân đang cố gắng quay về!” - Bernard Clairvaux.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, tội lỗi luôn làm con ấm áp dễ chịu, nhưng cuối cùng, luôn ‘chén’ con. Dạy con khôn ngoan, đừng bao giờ ngồi xuống thoả hiệp với nó!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Việc truyền giáo của Nhóm Bảy Mươi Hai
Lm Phan Văn Lợi
19:37 01/07/2025
CHÚA NHẬT 14 THƯỜNG NIÊN NĂM C : LC 10,1-12.17-20
1Khi ấy, Chúa Giê-su chỉ định bảy mươi hai môn đệ khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến. 2Người bảo các ông :
“Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về. 3Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. 4Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường. 5Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói : “Bình an cho nhà này !” 6Nếu ở đó, có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ ở lại với người ấy; bằng không thì bình an đó sẽ trở lại với anh em. 7Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công. Đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia. 8Vào bất cứ thành nào mà được người ta tiếp đón, thì cứ ăn những gì người ta dọn cho anh em. 9Hãy chữa những người đau yếu trong thành, và nói với họ : ‘Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông.’ 11Nhưng vào bất cứ thành nào mà người ta không tiếp đón, thì anh em ra các quảng trường mà nói : ‘Ngay cả bụi trong thành các ông dính chân chúng tôi, chúng tôi xin giũ trả lại các ông. Tuy nhiên, các ông phải biết điều này : Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần.’ 12Thầy nói cho anh em hay : trong ngày ấy, thành Xơ-đôm còn được xử khoan hồng hơn thành đó.”
17Nhóm Bảy Mươi Hai trở về, hớn hở nói : “Thưa Thầy, nghe đến danh Thầy, cả ma quỷ cũng phải khuất phục chúng con.” 18Đức Giê-su bảo các ông : “Thầy đã thấy Xa-tan như một tia chớp từ trời sa xuống. 19Đây, Thầy đã ban cho anh em quyền năng để đạp lên rắn rết, bọ cạp và mọi thế lực Kẻ Thù, mà chẳng có gì làm hại được anh em. 20Tuy nhiên, anh em chớ mừng vì quỷ thần phải khuất phục anh em, nhưng hãy mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời.”
SỨ VỤ CỦA NHÓM BẢY MƯƠI HAI
Lu-ca 10,1-24 (mà bài đọc phụng vụ hôm nay đã lược bớt các câu 13-16 và 21-24) là một tổng thể rất phong phú, mang tên “Chuyến truyền giáo của Nhóm Bảy Hai”. Nó vừa đặt nền tảng cho sứ vụ của nhiều môn đệ nơi các vùng lương dân vừa là một chỉ đạo cho thái độ của các nhà truyền giáo. Đấy là một bức song bình : việc sai Nhóm Bảy Hai đi truyền giáo (cc. 1-16) và việc họ đi truyền giáo trở về (cc. 17-24). Ngoại trừ khẳng định vắn gọn nơi c. 17b, sứ vụ của họ không được kể lại chi tiết; vì đó sẽ là chính nội dung trong tập thứ hai của cùng tác giả, Công vụ Tông đồ.
1- 72 môn đệ được sai đi truyền giáo.
Ngoài tính chất sang sảng, diễn từ của Đức Giê-su (từ câu 2 trở đi) rõ ràng sóng đôi với diễn từ ngỏ với Nhóm Mười Hai trước đấy (9,3-5). Như thế, đó là hai cuộc sai đi truyền giáo tạm thời của hai nhóm có số lượng khác nhau mà Lu-ca kể lại suốt sứ vụ của Đức Giê-su, đang khi Mát-thêu và Mác-cô chỉ kể có một (sứ vụ của Nhóm Tông đồ).
“Bảy mươi hai môn đệ khác” này chẳng phải là những kẻ báo hiệu như mấy sứ giả ở 9,52, song đúng là những đại diện toàn quyền mà, tựa Nhóm Mười Hai, có uy lực trên các thần dữ và công bố Triều đại Thiên Chúa đến gần. Thánh sử Lu-ca như thế khẳng định rằng sứ mệnh của Nhóm Mười Hai chẳng phải là sứ mệnh duy nhất bám rễ trong các chỉ thị của Đức Giê-su trước cuộc Vượt Qua. Và khi Đấng Phục sinh hiện ra, thì Nhóm Mười Một và các bạn hữu của họ đều được Người ban những chỉ thị truyền giáo của mình (24,33-36). Thành thử Lu-ca rõ ràng muốn cho thấy sứ mệnh truyền giáo là chung cho toàn thể Giáo hội, chứ không chỉ của một vài nhân vật, hay của hàng giáo phẩm. Con số bảy mươi hai cũng nằm trong ý nghĩa đó : nó diễn tả tầm mức rộng rãi của nhóm thừa sai mà trong Giáo hội luôn dựa trên Đức Giê-su, dù đó là Phi-líp-phê, Phao-lô trong Công vụ, hoặc là chính Lu-ca ! Con số ấy cũng ám chỉ St 10,2-31 là đoạn văn giới thiệu, qua bản Bảy mươi (Septante), danh sách 72 dân tộc trên khắp địa cầu. Những Ki-tô hữu phát xuất từ các vùng lương dân được phúc âm hóa đều có cùng những danh nghĩa, nếu xét về sứ mệnh, y như Nhóm Mười Hai vốn đã theo Đức Giê-su suốt cuộc sống trần thế của Người.
Thành ra với tư cách Chúa Phục sinh, chủ tể các sứ vụ trong Giáo hội, mà Đức Giê-su đã sai họ đi từng hai người một. Con số này chẳng có tình cờ, vì phải căn cứ vào lời của hai hay ba nhân chứng trong trường hợp tranh tụng (Đnl 19,15), một giả thuyết được dự kiến nơi cc. 10-11. Trong Công vụ, Lu-ca sẽ làm sáng tỏ công cuộc truyền giáo của các “cặp” như Phao-lô và Ba-na-ba (13,2-4), Ba-na-ba và Mác-cô, Phao-lô và Xi-la (15,39-40). Ba mươi sáu “cặp” này, Đức Giê-su sai vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến; điều này chẳng gợi ý việc Chúa phục sinh sẽ tới vào lúc tận cùng thời gian sao?
Diễn từ khởi sự bằng cách cho các thừa sai cuốn sổ những trách vụ (cc. 1-11). Việc đầu tiên là… cầu nguyện (c. 2) ! Theo truyền thống, mùa gặt là một ẩn dụ về cuộc Phán xét chung, và các thợ gặt tượng trưng Thiên Chúa lẫn các thiên sứ của Người (Is 27,12; Kh 14,14-20; x. Lc 3,17). Thế nhưng ở đây, mùa gặt diễn tả việc truyền giáo và chính các môn đệ thu hoạch. Y như ẩn dụ đánh cá (5,10), mùa gặt nói lên việc tập hợp cộng đoàn vào thời cánh chung vốn đã khởi sự. Trước sự chênh lệch giữa nhiệm vụ phải hoàn tất và việc thiếu thừa sai trong Giáo hội, chỉ có một chuyện phải làm là lấy đức tin hướng về Thiên Chúa, Đấng duy nhất có thể giải quyết vấn đề. Nếu không phải là chủ mùa gặt, Đức Giê-su vẫn xuất hiện như đốc công sai phái (c. 3) và tức khắc tiên báo sự thù nghịch đang chờ đợi đàn chiên của Người -một chủ đề lặp đi lặp lại trong diễn từ. Như với Nhóm Mười Hai (9,3), Người yêu cầu Nhóm Bảy Hai phó thác cho sự Quan phòng và -dữ kiện mới- phải vội vã đến độ đừng chào hỏi khách qua đường (c. 4); đấy từng là chỉ thị Ê-li-sa đã ra cho đầy tớ mình (2V 4,29). Thay vì ngỏ lời với các cá nhân gặp được, phải đến với các gia đình và các thành thị.
Ở đây, quy tắc xác định các sứ giả phải đáp ứng thế nào trước việc tiếp đón hay khước từ họ (cc. 5-12). Hơn cả một lời chào hay một lời chúc, sự bình an -yên ổn, thoải mái tinh thần, tắt một lời là ơn cứu độ, x. 2,14- là một ân huệ thần linh họ mang đến nơi ở mà họ đi vào (cc. 5-7). Ai là con cái của bình an (đáng hưởng bình an), nghĩa là mở lòng đón nhận Tin Mừng Nước Trời và ơn cứu độ, thì sẽ lãnh được nó thực sự. Như nơi chương 9 câu 4, phải ở lại trong ngôi nhà đầu tiên đón tiếp mình. Đón tiếp, dọn cho ăn hiển nhiên là một sự trả công, đáp lại những ân huệ thiêng liêng do vị thừa sai mang tới (sứ đồ Phao-lô biết tới truyền thống này, 1Cr 9,14-18). Và ăn những gì họ dọn cũng là dấu chỉ cho thấy vị thừa sai được giải thoát khỏi mọi bó buộc của luật Mô-sê về các thức ăn nhơ và sạch. Khi mở rộng chỉ thị này đến các bữa ăn dùng trong bất cứ thành thị nào, đó cũng là phá hàng rào cấm người Do-thái đồng bàn với những kẻ không cắt bì, những kẻ bị coi là nhơ bẩn. Sứ giả có thể ăn tất cả mọi thứ, với bất cứ ai, chẳng cần băn khoăn tới những quy định của Lề luật.
Từ các gia đình, diễn từ đi sang các thành thị (cc. 8-12). Như Nhóm Mười Hai (9,2), các tân thừa sai phải chữa những người đau yếu và loan báo Triều Đại Thiên Chúa trong các thành đón tiếp họ. Nét độc đáo nằm ở chỗ đây là lần đầu tiên, Đức Giê-su hai lần chỉ rõ Triều đại ấy đã đến gần (cc. 9.11); Người sẽ giải thích nơi 11,20 sự đến gần đó hệ tại điều gì. Trong những thành không tiếp đón, chẳng có việc chữa lành, nhưng chỉ có cử chỉ công khai và tượng trưng là giũ bụi khỏi chân sứ giả (như nơi 9,5); trong cả hai trường hợp, Triều đại TC được loan báo như đến gần, nhưng chỉ thực sự gần với những thành tiếp đón (c. 9). Với c.12, việc một thành từ chối đón tiếp các sứ giả mang lại nhiều hậu quả còn trầm trọng hơn trường hợp một ngôi nhà vốn chỉ thấy mình mất bình an. Lời cảnh cáo của Đức Giê-su có thể gây kinh ngạc, nhưng có cùng giọng điệu như những lời các ngôn sứ đi trước Người đã ngỏ : sự điêu tàn của Xơ-đôm, thành phố bị nguyền rủa nhất hạng (St 19; x. Ac 4,6) chẳng sánh được với những gì đang chờ đợi một thành không tiếp đón, vào Ngày Thiên Chúa sẽ tỏ mình cho nhân loại và sẽ xét xử. Ân huệ thần linh ban cho một thành -các sứ giả của Tin Mừng cứu độ- càng lớn bao nhiêu thì lỗi phạm từ khước nó và tai họa xác nhận việc đó càng lớn bấy nhiêu.
2- 72 môn đệ đi truyền giáo trở về.
Nếu Lu-ca đã phác họa việc truyền giáo của Nhóm Mười Hai chỉ trong một câu (9,6) rồi tạm dừng (x. 9,10), thì ở đây ông trực tiếp chuyển sang sự trở về của Nhóm Bảy Hai trong một cảnh mà ngay từ đầu, đã thuộc riêng ông (10,17-20). Các sứ giả tường thuật lại cho Chúa thành công của họ trong việc trừ quỷ (trái ngược với 9,40). Sức mạnh chữa lành mà Thiên Chúa đã ban cho Con của Người (5,17; 8,46) nay hoạt động trong họ khi họ kêu cầu danh Đức Giê-su (x. Cv 3,6).
Câu trả lời của Đức Giê-su trước hết cho thấy : đằng sau ma quỷ theo ngôn ngữ bình dân, có một quyền lực hung ác với nhiều biểu hiện đa dạng, được ngôi vị hóa ở đây dưới cái tên “Xa-tan” hay “Kẻ Thù”; theo vũ trụ luận đương thời, quyền lực đó nằm trong các tầng trời dưới thấp -đang khi Thiên Chúa ở trên cõi trời cao (2,14). Đức Giê-su diễn tả cách tượng trưng niềm xác tín có nơi mình, dựa trên các cuộc trừ quỷ : nước của ác thần đang sụp đổ (x. 11,18). Người sẽ đưa ra lý do về việc này ở 1,20 : Nước Thiên Chúa đang ập đến và thay thế nước của Xa-tan. Từ nay, các môn đệ có thể can đảm đối đầu với các biểu hiện khác nhau của thần dữ, vì chúng đã lụy phục một quyền lực đến từ chính Đức Giê-su : để minh họa cho lời mình, Người nói tới rắn rết và bọ cạp (còn được liên kết ở 11,11-12). Theo Đnl 8,15, chúng là những nguy hiểm chí mạng đầu tiên mà dân Ít-ra-en gặp phải suốt cuộc Xuất hành. Lý do chính yếu của niềm vui nơi các đại diện của Đức Giê-su không phải tìm trong quyền năng của họ trên các mãnh lực của hỏa ngục, nhưng trong sự kiện Thiên Chúa đã ghi tên họ vào trong Sổ trường sinh : họ được hứa là sẽ thừa hưởng sự sống chẳng chấm dứt bao giờ.
Câu chuyện Tin Mừng trên đây có thể xem như hoạt động truyền giáo của các thành phần ngoài hàng giáo phẩm, hay nói cách khác là của giáo dân qua mọi thời đại. Lịch sử Giáo phận Huế cho biết sau vụ Văn Thân “bình Tây sát Tả” (1883-1886), con số tín hữu thiệt mạng ở Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên lên tới 12 ngàn. Vị quản hạt Bên Thủy (vùng từ bờ nam sông Hương đến chân đèo Hải Vân) lúc ấy là cha Eugène-Marie Allys (1885-1908) quyết tâm khôi phục con số tín hữu đã mất bằng việc tung ra một chiến dịch truyền giáo sâu rộng. Cộng tác với ngài, ngoài một số linh mục, còn có một giáo dân kiệt xuất là cụ thượng thư Ngô Đình Khả. Và một trong những phương pháp chủ yếu là gởi tới vùng đất lương dân những gia đình Công Giáo đạo đức lẫn nhiệt tâm tông đồ. Họ trở thành sức thu hút người ngoại đạo, gieo lòng cảm mến đức tin khiến những kẻ này xin học đạo, rồi việc dạy giáo lý sẽ giao cho các linh mục phụ trách. Về sau, khi trở thành Giám mục Giáo phận, Đức Cha Allys mở rộng việc truyền giáo từ đèo Hải Vân ra tới sông Gianh, rồi cũng theo phương pháp nói trên, và những tông đồ đắc lực vẫn là những cặp vợ chồng tín hữu gương mẫu tự nguyện đi làm muối men giữa nơi xa lạ. Thành quả cuối đời vị Giám mục kiệt xuất là 37 ngàn tân tòng. Lịch sử Giáo phận Huế cũng cho biết nhiều thành viên hội Đạo binh Đức Mẹ (Legio Mariae) do cha Matthêô Lê Văn Thành, quản xứ Nam Tây (1954-1959) lập tại Vạn Thiện (họ nhánh) đã lôi kéo được trên 300 lương dân tại làng Lâm Lang (gần Đông Hà) theo đạo.
1Khi ấy, Chúa Giê-su chỉ định bảy mươi hai môn đệ khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến. 2Người bảo các ông :
“Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về. 3Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. 4Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường. 5Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói : “Bình an cho nhà này !” 6Nếu ở đó, có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ ở lại với người ấy; bằng không thì bình an đó sẽ trở lại với anh em. 7Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công. Đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia. 8Vào bất cứ thành nào mà được người ta tiếp đón, thì cứ ăn những gì người ta dọn cho anh em. 9Hãy chữa những người đau yếu trong thành, và nói với họ : ‘Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông.’ 11Nhưng vào bất cứ thành nào mà người ta không tiếp đón, thì anh em ra các quảng trường mà nói : ‘Ngay cả bụi trong thành các ông dính chân chúng tôi, chúng tôi xin giũ trả lại các ông. Tuy nhiên, các ông phải biết điều này : Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần.’ 12Thầy nói cho anh em hay : trong ngày ấy, thành Xơ-đôm còn được xử khoan hồng hơn thành đó.”
17Nhóm Bảy Mươi Hai trở về, hớn hở nói : “Thưa Thầy, nghe đến danh Thầy, cả ma quỷ cũng phải khuất phục chúng con.” 18Đức Giê-su bảo các ông : “Thầy đã thấy Xa-tan như một tia chớp từ trời sa xuống. 19Đây, Thầy đã ban cho anh em quyền năng để đạp lên rắn rết, bọ cạp và mọi thế lực Kẻ Thù, mà chẳng có gì làm hại được anh em. 20Tuy nhiên, anh em chớ mừng vì quỷ thần phải khuất phục anh em, nhưng hãy mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời.”
SỨ VỤ CỦA NHÓM BẢY MƯƠI HAI
Lu-ca 10,1-24 (mà bài đọc phụng vụ hôm nay đã lược bớt các câu 13-16 và 21-24) là một tổng thể rất phong phú, mang tên “Chuyến truyền giáo của Nhóm Bảy Hai”. Nó vừa đặt nền tảng cho sứ vụ của nhiều môn đệ nơi các vùng lương dân vừa là một chỉ đạo cho thái độ của các nhà truyền giáo. Đấy là một bức song bình : việc sai Nhóm Bảy Hai đi truyền giáo (cc. 1-16) và việc họ đi truyền giáo trở về (cc. 17-24). Ngoại trừ khẳng định vắn gọn nơi c. 17b, sứ vụ của họ không được kể lại chi tiết; vì đó sẽ là chính nội dung trong tập thứ hai của cùng tác giả, Công vụ Tông đồ.
1- 72 môn đệ được sai đi truyền giáo.
Ngoài tính chất sang sảng, diễn từ của Đức Giê-su (từ câu 2 trở đi) rõ ràng sóng đôi với diễn từ ngỏ với Nhóm Mười Hai trước đấy (9,3-5). Như thế, đó là hai cuộc sai đi truyền giáo tạm thời của hai nhóm có số lượng khác nhau mà Lu-ca kể lại suốt sứ vụ của Đức Giê-su, đang khi Mát-thêu và Mác-cô chỉ kể có một (sứ vụ của Nhóm Tông đồ).
“Bảy mươi hai môn đệ khác” này chẳng phải là những kẻ báo hiệu như mấy sứ giả ở 9,52, song đúng là những đại diện toàn quyền mà, tựa Nhóm Mười Hai, có uy lực trên các thần dữ và công bố Triều đại Thiên Chúa đến gần. Thánh sử Lu-ca như thế khẳng định rằng sứ mệnh của Nhóm Mười Hai chẳng phải là sứ mệnh duy nhất bám rễ trong các chỉ thị của Đức Giê-su trước cuộc Vượt Qua. Và khi Đấng Phục sinh hiện ra, thì Nhóm Mười Một và các bạn hữu của họ đều được Người ban những chỉ thị truyền giáo của mình (24,33-36). Thành thử Lu-ca rõ ràng muốn cho thấy sứ mệnh truyền giáo là chung cho toàn thể Giáo hội, chứ không chỉ của một vài nhân vật, hay của hàng giáo phẩm. Con số bảy mươi hai cũng nằm trong ý nghĩa đó : nó diễn tả tầm mức rộng rãi của nhóm thừa sai mà trong Giáo hội luôn dựa trên Đức Giê-su, dù đó là Phi-líp-phê, Phao-lô trong Công vụ, hoặc là chính Lu-ca ! Con số ấy cũng ám chỉ St 10,2-31 là đoạn văn giới thiệu, qua bản Bảy mươi (Septante), danh sách 72 dân tộc trên khắp địa cầu. Những Ki-tô hữu phát xuất từ các vùng lương dân được phúc âm hóa đều có cùng những danh nghĩa, nếu xét về sứ mệnh, y như Nhóm Mười Hai vốn đã theo Đức Giê-su suốt cuộc sống trần thế của Người.
Thành ra với tư cách Chúa Phục sinh, chủ tể các sứ vụ trong Giáo hội, mà Đức Giê-su đã sai họ đi từng hai người một. Con số này chẳng có tình cờ, vì phải căn cứ vào lời của hai hay ba nhân chứng trong trường hợp tranh tụng (Đnl 19,15), một giả thuyết được dự kiến nơi cc. 10-11. Trong Công vụ, Lu-ca sẽ làm sáng tỏ công cuộc truyền giáo của các “cặp” như Phao-lô và Ba-na-ba (13,2-4), Ba-na-ba và Mác-cô, Phao-lô và Xi-la (15,39-40). Ba mươi sáu “cặp” này, Đức Giê-su sai vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến; điều này chẳng gợi ý việc Chúa phục sinh sẽ tới vào lúc tận cùng thời gian sao?
Diễn từ khởi sự bằng cách cho các thừa sai cuốn sổ những trách vụ (cc. 1-11). Việc đầu tiên là… cầu nguyện (c. 2) ! Theo truyền thống, mùa gặt là một ẩn dụ về cuộc Phán xét chung, và các thợ gặt tượng trưng Thiên Chúa lẫn các thiên sứ của Người (Is 27,12; Kh 14,14-20; x. Lc 3,17). Thế nhưng ở đây, mùa gặt diễn tả việc truyền giáo và chính các môn đệ thu hoạch. Y như ẩn dụ đánh cá (5,10), mùa gặt nói lên việc tập hợp cộng đoàn vào thời cánh chung vốn đã khởi sự. Trước sự chênh lệch giữa nhiệm vụ phải hoàn tất và việc thiếu thừa sai trong Giáo hội, chỉ có một chuyện phải làm là lấy đức tin hướng về Thiên Chúa, Đấng duy nhất có thể giải quyết vấn đề. Nếu không phải là chủ mùa gặt, Đức Giê-su vẫn xuất hiện như đốc công sai phái (c. 3) và tức khắc tiên báo sự thù nghịch đang chờ đợi đàn chiên của Người -một chủ đề lặp đi lặp lại trong diễn từ. Như với Nhóm Mười Hai (9,3), Người yêu cầu Nhóm Bảy Hai phó thác cho sự Quan phòng và -dữ kiện mới- phải vội vã đến độ đừng chào hỏi khách qua đường (c. 4); đấy từng là chỉ thị Ê-li-sa đã ra cho đầy tớ mình (2V 4,29). Thay vì ngỏ lời với các cá nhân gặp được, phải đến với các gia đình và các thành thị.
Ở đây, quy tắc xác định các sứ giả phải đáp ứng thế nào trước việc tiếp đón hay khước từ họ (cc. 5-12). Hơn cả một lời chào hay một lời chúc, sự bình an -yên ổn, thoải mái tinh thần, tắt một lời là ơn cứu độ, x. 2,14- là một ân huệ thần linh họ mang đến nơi ở mà họ đi vào (cc. 5-7). Ai là con cái của bình an (đáng hưởng bình an), nghĩa là mở lòng đón nhận Tin Mừng Nước Trời và ơn cứu độ, thì sẽ lãnh được nó thực sự. Như nơi chương 9 câu 4, phải ở lại trong ngôi nhà đầu tiên đón tiếp mình. Đón tiếp, dọn cho ăn hiển nhiên là một sự trả công, đáp lại những ân huệ thiêng liêng do vị thừa sai mang tới (sứ đồ Phao-lô biết tới truyền thống này, 1Cr 9,14-18). Và ăn những gì họ dọn cũng là dấu chỉ cho thấy vị thừa sai được giải thoát khỏi mọi bó buộc của luật Mô-sê về các thức ăn nhơ và sạch. Khi mở rộng chỉ thị này đến các bữa ăn dùng trong bất cứ thành thị nào, đó cũng là phá hàng rào cấm người Do-thái đồng bàn với những kẻ không cắt bì, những kẻ bị coi là nhơ bẩn. Sứ giả có thể ăn tất cả mọi thứ, với bất cứ ai, chẳng cần băn khoăn tới những quy định của Lề luật.
Từ các gia đình, diễn từ đi sang các thành thị (cc. 8-12). Như Nhóm Mười Hai (9,2), các tân thừa sai phải chữa những người đau yếu và loan báo Triều Đại Thiên Chúa trong các thành đón tiếp họ. Nét độc đáo nằm ở chỗ đây là lần đầu tiên, Đức Giê-su hai lần chỉ rõ Triều đại ấy đã đến gần (cc. 9.11); Người sẽ giải thích nơi 11,20 sự đến gần đó hệ tại điều gì. Trong những thành không tiếp đón, chẳng có việc chữa lành, nhưng chỉ có cử chỉ công khai và tượng trưng là giũ bụi khỏi chân sứ giả (như nơi 9,5); trong cả hai trường hợp, Triều đại TC được loan báo như đến gần, nhưng chỉ thực sự gần với những thành tiếp đón (c. 9). Với c.12, việc một thành từ chối đón tiếp các sứ giả mang lại nhiều hậu quả còn trầm trọng hơn trường hợp một ngôi nhà vốn chỉ thấy mình mất bình an. Lời cảnh cáo của Đức Giê-su có thể gây kinh ngạc, nhưng có cùng giọng điệu như những lời các ngôn sứ đi trước Người đã ngỏ : sự điêu tàn của Xơ-đôm, thành phố bị nguyền rủa nhất hạng (St 19; x. Ac 4,6) chẳng sánh được với những gì đang chờ đợi một thành không tiếp đón, vào Ngày Thiên Chúa sẽ tỏ mình cho nhân loại và sẽ xét xử. Ân huệ thần linh ban cho một thành -các sứ giả của Tin Mừng cứu độ- càng lớn bao nhiêu thì lỗi phạm từ khước nó và tai họa xác nhận việc đó càng lớn bấy nhiêu.
2- 72 môn đệ đi truyền giáo trở về.
Nếu Lu-ca đã phác họa việc truyền giáo của Nhóm Mười Hai chỉ trong một câu (9,6) rồi tạm dừng (x. 9,10), thì ở đây ông trực tiếp chuyển sang sự trở về của Nhóm Bảy Hai trong một cảnh mà ngay từ đầu, đã thuộc riêng ông (10,17-20). Các sứ giả tường thuật lại cho Chúa thành công của họ trong việc trừ quỷ (trái ngược với 9,40). Sức mạnh chữa lành mà Thiên Chúa đã ban cho Con của Người (5,17; 8,46) nay hoạt động trong họ khi họ kêu cầu danh Đức Giê-su (x. Cv 3,6).
Câu trả lời của Đức Giê-su trước hết cho thấy : đằng sau ma quỷ theo ngôn ngữ bình dân, có một quyền lực hung ác với nhiều biểu hiện đa dạng, được ngôi vị hóa ở đây dưới cái tên “Xa-tan” hay “Kẻ Thù”; theo vũ trụ luận đương thời, quyền lực đó nằm trong các tầng trời dưới thấp -đang khi Thiên Chúa ở trên cõi trời cao (2,14). Đức Giê-su diễn tả cách tượng trưng niềm xác tín có nơi mình, dựa trên các cuộc trừ quỷ : nước của ác thần đang sụp đổ (x. 11,18). Người sẽ đưa ra lý do về việc này ở 1,20 : Nước Thiên Chúa đang ập đến và thay thế nước của Xa-tan. Từ nay, các môn đệ có thể can đảm đối đầu với các biểu hiện khác nhau của thần dữ, vì chúng đã lụy phục một quyền lực đến từ chính Đức Giê-su : để minh họa cho lời mình, Người nói tới rắn rết và bọ cạp (còn được liên kết ở 11,11-12). Theo Đnl 8,15, chúng là những nguy hiểm chí mạng đầu tiên mà dân Ít-ra-en gặp phải suốt cuộc Xuất hành. Lý do chính yếu của niềm vui nơi các đại diện của Đức Giê-su không phải tìm trong quyền năng của họ trên các mãnh lực của hỏa ngục, nhưng trong sự kiện Thiên Chúa đã ghi tên họ vào trong Sổ trường sinh : họ được hứa là sẽ thừa hưởng sự sống chẳng chấm dứt bao giờ.
Câu chuyện Tin Mừng trên đây có thể xem như hoạt động truyền giáo của các thành phần ngoài hàng giáo phẩm, hay nói cách khác là của giáo dân qua mọi thời đại. Lịch sử Giáo phận Huế cho biết sau vụ Văn Thân “bình Tây sát Tả” (1883-1886), con số tín hữu thiệt mạng ở Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên lên tới 12 ngàn. Vị quản hạt Bên Thủy (vùng từ bờ nam sông Hương đến chân đèo Hải Vân) lúc ấy là cha Eugène-Marie Allys (1885-1908) quyết tâm khôi phục con số tín hữu đã mất bằng việc tung ra một chiến dịch truyền giáo sâu rộng. Cộng tác với ngài, ngoài một số linh mục, còn có một giáo dân kiệt xuất là cụ thượng thư Ngô Đình Khả. Và một trong những phương pháp chủ yếu là gởi tới vùng đất lương dân những gia đình Công Giáo đạo đức lẫn nhiệt tâm tông đồ. Họ trở thành sức thu hút người ngoại đạo, gieo lòng cảm mến đức tin khiến những kẻ này xin học đạo, rồi việc dạy giáo lý sẽ giao cho các linh mục phụ trách. Về sau, khi trở thành Giám mục Giáo phận, Đức Cha Allys mở rộng việc truyền giáo từ đèo Hải Vân ra tới sông Gianh, rồi cũng theo phương pháp nói trên, và những tông đồ đắc lực vẫn là những cặp vợ chồng tín hữu gương mẫu tự nguyện đi làm muối men giữa nơi xa lạ. Thành quả cuối đời vị Giám mục kiệt xuất là 37 ngàn tân tòng. Lịch sử Giáo phận Huế cũng cho biết nhiều thành viên hội Đạo binh Đức Mẹ (Legio Mariae) do cha Matthêô Lê Văn Thành, quản xứ Nam Tây (1954-1959) lập tại Vạn Thiện (họ nhánh) đã lôi kéo được trên 300 lương dân tại làng Lâm Lang (gần Đông Hà) theo đạo.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo hoàng Leo XIV hay ‘Giáo hoàng Leo XIV’ — Cách phát hiện giáo hoàng giả mạo trực tuyến
Vũ Văn An
15:30 01/07/2025

Luke Coppen của tạp chí mạng The Pillar, ngày 28 tháng 6 năm 2025, cho hay: Một bài đăng xuất hiện trên tài khoản Instagram của Vatican vào thứ Tư với tiêu đề “CẢNH BÁO GIẢ – PHÊRÔ’S PENCE.”
Một hình ảnh đi kèm với bài đăng ngày 25 tháng 6 giải thích rằng “các hồ sơ Facebook giả mạo của ‘Giáo hoàng Leo XIV’ đang lan truyền, kêu gọi quyên góp.”
Bài đăng nhấn mạnh rằng không có trang Facebook chính thức nào dành cho Giáo hoàng Leo và cách duy nhất để quyên góp an toàn cho quỹ Phêrô’s Pence là thông qua trang web của nó.
Coppen cho rằng: Kể từ cuộc bầu cử ngày 8 tháng 5 của vị giáo hoàng đầu tiên sinh ra tại Hoa Kỳ, internet đã tràn ngập các báo cáo sai sự thật, video giả mạo và các vụ lừa đảo kiếm tiền lợi dụng sự chú ý của hoàn cầu đối với Đức Leo XIV.
Phần lớn những điều này không phải là mới. Năm 2012, một kẻ lừa đảo người Ý tên là Tommaso De Benedetti đã thuyết phục một số người dùng twitter.com rằng Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã qua đời, bằng cách sử dụng một hồ sơ giả mạo được cho là của Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Vatican khi đó.
Một trong những tin tức giả mạo được đọc rộng rãi nhất năm 2016 có tiêu đề là "Đức Giáo Hoàng Phanxicô gây sốc cho thế giới, ủng hộ Donald Trump làm tổng thống".
Nhưng ngay cả khi các kỹ thuật lừa đảo về cơ bản vẫn như vậy, thì chúng có thể được cho là đã trở nên tinh vi hơn.
Trong một video được đăng lên Instagram vào ngày 28 tháng 5, "Giáo hoàng Leo XIV" đã có một bước đột phá táo bạo vào chính trường Hoa Kỳ, dường như chỉ trích phản ứng "lạnh lùng, có tính toán" của Phó Tổng thống JD Vance đối với chẩn đoán ung thư của cựu tổng thống Joe Biden.
Giọng nói nghe giống với giọng của Đức Giáo Hoàng Leo, với âm sắc êm dịu và nhịp điệu Trung Tây. Nhưng đó là giả. Rất có thể, nó được tạo ra bằng một công cụ AI có sẵn, công cụ này đã chỉnh sửa lại một mẫu giọng nói thật của Đức Giáo Hoàng để tạo ra một phiên bản tổng hợp.
Có những quy tắc đơn giản nào mà người Công Giáo có thể sử dụng để phân biệt Đức Giáo Hoàng Leo thực sự với những bản sao kỹ thuật số của ngài không? Có lẽ chúng ta có thể xác định một số quy tắc bằng cách xem xét các ví dụ gần đây về cả hiện tượng giả mạo và xác thực của Đức Giáo Hoàng Leo XIV.
❌ Đức Giáo Hoàng Leo khiển trách JD Vance
Tại sao nó lại lan truyền. Tiếp tục với bài đăng trên Instagram của JD Vance, chúng ta hãy xem xét lý do tại sao nó lại thu hút được nhiều người như vậy. Ngay sau cuộc bầu Đức Giáo Hoàng Leo XIV, các phương tiện truyền thông đã đưa tin trên tài khoản Twitter (thật) mà Đức Giáo Hoàng đã sử dụng từ năm 2011, khi ngài là bề trên tổng quyền của dòng Augustinô.
Vào tháng 2 năm nay, vị Giáo hoàng hiện tại đã chia sẻ một bài viết có tựa đề "JD Vance đã sai: Chúa Giêsu không yêu cầu chúng ta xếp hạng tình yêu của mình dành cho người khác" — ám chỉ đến cuộc tranh luận do những bình luận của Phó Tổng thống về ordo amoris [trật tự yêu thương] phát động.
Do đó, video giả được xây dựng dựa trên ý tưởng có từ trước — rằng Đức Giáo Hoàng Leo chỉ trích JD Vance — và thêm vào một bước ngoặt mới lạ.
Đâu là các sai sót của nó? Mặc dù video đã ghi lại nhiều phong cách giọng nói của vị giáo hoàng, nhưng đó không phải là bản sao hoàn hảo. Tốc độ nhanh hơn một chút so với tốc độ của Đức Leo XIV thực sự. Âm thanh gọi phó tổng thống một cách đột ngột là "Vance", trong khi Đức Giáo Hoàng Leo chắc chắn sẽ gọi ông là "Ông Vance". Trong hình ảnh đi kèm, vị giáo hoàng đang đọc từ một văn bản đã chuẩn bị, nhưng môi của ông không đồng bộ với các từ ngữ. Người tạo ra video đã thô lỗ tìm cách đánh lạc hướng khỏi điều này bằng cách áp đặt một bong bóng lời thoại lên phần lớn miệng của vị giáo hoàng.
Làm sao bạn xác minh được điều đó? Ngoài việc kiểm tra cẩn thận âm thanh và hình ảnh của video, bạn có thể kiểm tra xem có báo cáo nào về những bình luận bị cáo buộc của vị giáo hoàng trên các trang web có uy tín hay không. Nếu Đức Leo XIV đích danh tấn công JD Vance trong một bài phát biểu, các báo cáo có thể sẽ nhanh chóng xuất hiện trên các hãng tin tức như apnews.com và reuters.com dưới dạng "cảnh báo", tiếp theo là các câu chuyện chi tiết. Bạn cũng mong đợi biến cố này được đề cập dưới một hình thức nào đó trên cổng thông tin tin tức của Vatican, vaticannews.va. Tìm kiếm trên twitter.com cũng sẽ đưa ra các báo cáo từ các kênh đã được xác minh. Nếu những lần kiểm tra đó không có kết quả, bạn có thể chắc chắn 99% rằng đó là tin giả.
Chúng ta có thể suy ra những quy tắc nào? 1) Hãy nghi ngờ bất cứ mục nào liên kết Đức Giáo Hoàng Leo với một chính trị gia cá nhân; 2) Kiểm tra xem âm thanh và hình ảnh có đồng bộ không, chú ý đến đôi môi; 3) Kiểm tra chéo trên các trang tin tức.
Ví dụ tương tự: Một video dài 36 phút dường như cho thấy Đức Giáo Hoàng Leo ca ngợi Tổng thống Burkina Faso Ibrahim Traoré; Một video TikTok tuyên bố rằng Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã thúc giục Tổng thống Peru Dina Boluarte từ chức.
✅ Giáo hoàng Leo và JD Vance thảo luận về các ứng dụng hẹn hò
Điều gì đã xảy ra? Vào ngày 25 tháng 5, một video ngắn xuất hiện trên YouTube có tiêu đề "Phó tổng thống Vance, Đức Giáo Hoàng Leo XIV nói về các vấn đề hẹn hò trực tuyến". Video tuyên bố rằng trong một cuộc họp với vị giáo hoàng, Vance đã "chia sẻ mối quan tâm của mình về hành vi hẹn hò hiện tại".
Tại sao lại có vẻ đáng ngờ? Video được minh họa bằng logo của ứng dụng Tinder phía trên một bức ảnh tĩnh của Vance. Việc ngụ ý rằng người độc thân nổi tiếng nhất thế giới và một trong những người đàn ông quyền lực nhất hành tinh đã dành thời gian thảo luận về các ứng dụng hẹn hò có vẻ không phù hợp.
Làm sao bạn xác minh được điều đó? Video được gắn nhãn hiệu với logo của Fox News. Nếu bạn nhấp vào, bạn sẽ được chuyển đến kênh YouTube của Fox News, kênh này có vẻ xác thực do có lượng người theo dõi lớn, liên kết đến các trang web của Fox News và thư viện video phong phú. Google Tìm Kiếm News sẽ đưa ra các bản tin từ các kênh khác, dường như xác nhận video. Các bản tin sẽ dẫn bạn đến một cuộc phỏng vấn của tờ New York Times, được ghi lại vào ngày Vance tiếp kiến Đức Leo XIV, trong đó Phó Tổng thống tiết lộ rằng ông đã thảo luận về mối quan tâm của mình về các ứng dụng hẹn hò với vị giáo hoàng.
Chúng ta có thể suy ra những quy tắc nào? 1) Kiểm tra tab trang chủ của video để xem chúng có phải từ nguồn xác thực hay không; 2) Xác định nguồn thông qua các bản tin xác thực.
❌ Các trang Facebook chính thức của Đức Giáo Hoàng Leo XIV
Chúng hoạt động ra sao? Mặc dù Vatican tuyên bố rằng Đức Leo XIV không có trang Facebook chính thức, nhưng vẫn có hàng trăm tài khoản Facebook tự nhận là của vị giáo hoàng. Một trong những trang tinh vi hơn được gọi là "trang chính thức của Đức Giáo Hoàng Leo XIV", với hơn một nghìn người theo dõi. Ảnh đại diện của trang này có hình ảnh Đức Giáo Hoàng Leo đang ban phước cho một đứa trẻ và các bài đăng của trang này hoàn toàn là video của Đức Leo. Trong phần "Giới thiệu", trang này ghi chú chính xác rằng vị giáo hoàng đã học tại Liên minh Thần học Công Giáo Chicago. Không giống như các tài khoản được trích dẫn trong cảnh báo của Vatican, trang này không yêu cầu tiền.
Điểm yếu của nó là gì? Tiêu đề viết thường là một dấu hiệu. Một dấu hiệu khác là địa chỉ tài khoản bên dưới, “@pope.leo.xiv.official.page.744886,” nghe có vẻ không giống một địa chỉ chính thức của dịnh chế. Bên dưới nơi làm việc của Đức Giáo Hoàng Leo, có ghi “Nhà thờ Thánh Phêrô” — một lỗi mà không ai tại Bộ Truyền thông, đơn vị giám sát sự hiện diện trực tuyến của Vatican, có thể mắc phải.
Chúng ta có thể suy ra những quy tắc nào? 1) Mọi tài khoản Đức Giáo Hoàng Leo XIV trên Facebook đều là giả. Những nơi duy nhất bạn có thể tìm thấy Đức Giáo Hoàng Leo trên mạng xã hội là các tài khoản @pontifex tại twitter.com và instagram.com.
❌ Đức Giáo Hoàng Leo ngã cầu thang

Chuyện gì đã xảy ra? Đầu tháng này, một bộ ba bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội, dường như cho thấy cảnh Đức Giáo Hoàng Leo XIV vẫy tay trên các bậc thang bên ngoài Nhà thờ Thánh Phêrô, sau đó ngã xuống và nằm sấp với vẻ mặt đau đớn. Một trong những bài đăng được xem nhiều nhất bao gồm một liên kết đến một bản tin rõ ràng, trong đó cho rằng "một món thuộc kỹ thuật nghi lễ... bất ngờ tách ra khỏi áo lễ của Đức Giáo Hoàng Leo và rơi xuống gần bàn thờ", khiến giáo hoàng mất thăng bằng.
Không có thật.
Đâu là các sai sót của nó? Như trang web kiểm tra thực tế Snopes đã chỉ ra, bức ảnh thứ hai và thứ ba về vị giáo hoàng đang ngã đều bị mờ. Hình ảnh trông giống Đức Giáo Hoàng Phanxicô hơn là Đức Giáo Hoàng Leo. Trong bức ảnh thứ hai, vị giáo hoàng ngã về phía sau, và trong bức ảnh thứ ba, giáo hoàng ngã về phía trước — một sự kiện không thể xảy ra về mặt sinh lý. Bản tin đi kèm được viết bằng một văn bản lạ mà Snopes mô tả là "AI slop".
Làm sao bạn có thể xác minh được điều đó? Snopes lưu ý rằng cả tìm kiếm chung trên Google lẫn tìm kiếm trên Google News về "Giáo hoàng Leo ngã cầu thang" đều không đưa ra bất cứ kết quả đáng tin cậy nào. Nó chạy văn bản đi kèm qua hai phát hiện văn bản AI — Quillbot và GPTZero — cả hai đều xác định bài viết là do AI tạo ra.
Chúng ta có thể suy ra những quy tắc nào? 1) Kiểm tra các bức ảnh để tìm các dấu hiệu như khuôn mặt bị mờ, quần áo không đồng nhất, những điều không thể về mặt giải phẫu và phông nền không rõ ràng; 2) Kiểm tra trực tuyến xem văn bản có phải là “AI slop” không.
❌ Giáo hoàng Leo nói: 'Hãy thức tỉnh'
Điều gì đã xảy ra? Các bài đăng xuất hiện trên phương tiện truyền thông xã hội với hình ảnh từ lần đầu tiên Đức Giáo Hoàng Leo XIV xuất hiện trên ban công, chồng lên một câu trích dẫn được cho là của vị giáo hoàng mới. Văn bản nói rằng "được gọi là 'thức tỉnh' [woke] trong một thế giới đang ngủ quên trong đau khổ không phải là một sự xúc phạm", và kết thúc bằng lời khuyên: "Hãy thức tỉnh. Hãy yêu thương. Hãy thức tỉnh".
Đâu là các sai sót của nó? Sai sót chính là nó không đưa ra nguồn cho câu trích dẫn, nhưng điều đó phổ biến đối với thể loại “meme” truyền cảm hứng trực tuyến.
Làm thế nào bạn xác minh được điều đó? Một cách để kiểm tra tính xác thực của câu trích dẫn là truy cập vào các trang web của Vatican là vatican.va và vaticannews.va và tìm kiếm một cụm từ khóa. Nếu không có kết quả nào, thì bạn nên nghi ngờ cao. Bạn cũng có thể kiểm tra bất cứ phạm vi phủ sóng nào của các hãng tin thế tục và Công Giáo đã thành lập tại Google News.
Chúng ta có thể suy ra những quy tắc nào? Kiểm tra các trích dẫn được cho là của Đức Giáo Hoàng Leo trên các trang web chính thức của Vatican — và, như Abraham Lincoln đã từng nói, "đừng tin mọi thứ bạn đọc trên internet chỉ vì có một bức ảnh có trích dẫn bên cạnh".
Hòa bình trong thời chiến: Cuộc hành hương của một cựu chiến binh qua Israel
Vũ Văn An
17:24 01/07/2025

Tôi đã gặp phải điều gì đó sâu sắc hơn nỗi sợ hãi. Tôi đã tìm thấy đức tin, tình bạn và loại bình yên vượt qua mọi hiểu biết.
Đó là nhận định của Katherine Lorio (*) ngày 26 tháng 6 năm 2025, trên tạp chí National Catholic Register.
Bà cho biết: Tôi đã đến Israel vào tuần trước với tư cách là một phần của nhóm 31 cựu chiến binh Hoa Kỳ, nhờ Quỹ Heroes to Heroes. Chúng tôi đến đúng lúc căng thẳng với Iran bùng phát thành cuộc chiến kéo dài 12 ngày. Bạn bè ở quê nhà đã gửi những thông điệp lo lắng và các tiêu đề cảnh báo về tên lửa trên bầu trời. Nhưng trong thời điểm xung đột đó, tôi đã gặp được điều gì đó sâu sắc hơn nỗi sợ hãi. Tôi đã tìm thấy đức tin, tình bạn và loại bình yên vượt qua mọi hiểu biết.
Người ta nói với chúng tôi rằng đường phố có thể vắng tanh, rằng chiến tranh sẽ phủ bóng đen lên mọi thứ. Thay vào đó, chúng tôi thấy trẻ em vui chơi tự do, người lạ chào đón chúng tôi và các gia đình quây quần bên bữa ăn chung. Là một cựu chiến binh Hải quân, cựu giáo viên trung học và là một người mẹ ở tuổi trung niên, tôi đã biết đến nỗi sợ thực sự. Nhưng không phải vậy. Có một sức mạnh và sự vững chắc xung quanh chúng tôi. Cảm giác an toàn của tôi không đến từ hoàn cảnh. Nó đến từ một thứ gì đó bền bỉ hơn.
Mỗi ngày chúng tôi đến thăm những địa điểm linh thiêng mà cả cuộc đời mình, tôi đã đọc về. Trên Núi Bát Phúc, chúng tôi đứng trên một sườn đồi xanh tươi phía trên Biển Galilê, và đọc to những lời của Chúa Kitô: "Phước cho những ai xây dựng hòa bình". Gió dường như dừng lại khi chúng tôi lắng nghe. Tôi nghĩ về việc mình đã đứng trên những ngọn đồi trong bộ quân phục, chuẩn bị cho xung đột như thế nào. Nhưng nơi này, ngọn đồi linh thiêng này, thì thầm hòa bình.
Vài ngày sau, tôi trôi trên Biển Galilê. Nước làm tôi ngạc nhiên với chuyển động của nó, lúc nhẹ nhàng, lúc lại dữ dội. Khi trôi, tôi tưởng tượng Thánh Phêrô bước ra khỏi thuyền về phía Chúa Giêsu, đức tin của ngài dao động. Tôi cảm thấy những con sóng cũng kéo tôi lại. Khoảnh khắc đó trong nước, đôi chân chạm vào đáy cát, giống như lời cầu nguyện hơn bất cứ điều gì tôi có thể nói thành lời.
Nhưng những khoảnh khắc tâm linh bất ngờ nhất lại đến vào ban đêm khi tiếng còi báo hiệu chúng tôi tìm nơi trú ẩn. Mỗi khách sạn đều có hầm trú bom riêng và mỗi tối, nhóm chúng tôi đều tụ tập trong những căn phòng đó để phòng ngừa. Thay vào đó, phần có thể là phần đáng sợ nhất trong chuyến đi của chúng tôi lại trở thành một trong những phần vui vẻ nhất. Luôn có người mang theo ấm đun nước. Có trà và cà phê, và đồ ăn nhẹ xuất hiện một cách kỳ diệu, được chia sẻ từ ba lô và phòng khách sạn mà không cần ai yêu cầu. Chúng tôi hát thánh ca. Chúng tôi cầu nguyện cùng nhau. Chúng tôi kể chuyện. Có tiếng cười, ngay cả trong những căn phòng thấp nhất của tòa nhà. Chúng tôi tìm thấy sự hiệp thông theo mọi nghĩa của từ này.
Các bữa ăn trong ngày cũng mang cảm giác thánh thiêng. Xung quanh những chiếc bàn có shakshuka, thịt cừu, ô liu và bánh mì ấm, chúng tôi chuyển từ người lạ sang bạn bè. Đây không phải là những bữa ăn nhanh. Chúng chậm rãi, đầy đủ và chân thành. Giống như Chúa Giêsu đã bẻ bánh với các môn đồ của Người, chúng tôi chia sẻ bánh của mình với nhau, khám phá những câu chuyện chung, nỗi đau buồn thầm lặng và hy vọng sâu sắc.
Một trong những khoảnh khắc cảm động nhất của cuộc hành hương là ở Nazareth, tại Vương cung thánh đường Truyền tin. Khi nhìn thấy vẻ đẹp của nhà thờ, tôi đã nín thở. Ánh nắng mặt trời tràn qua những mái vòm cao vút và phủ vàng mềm mại lên những bức tranh khảm kể một câu chuyện mang tính toàn cầu. Trong không gian tĩnh lặng đó, tôi nghĩ về lời "Xin vâng" của Đức Mẹ Maria, sự đầu hàng bình tĩnh và can đảm của Ngài. Tôi nghĩ về tất cả những lời "Xin vâng" trong cuộc đời mình, từ việc nuôi dạy một đứa trẻ ở độ tuổi 50 đến việc bắt đầu lại nhiều lần, cho đến việc nói "Xin vâng" với chuyến đi này bất chấp sự không chắc chắn. Ở đó, trong không gian đó, câu chuyện của Ngài cảm thấy gần gũi và riêng tư.
Và rồi đến Jerusalem. Đứng kề vai sát cánh với những cựu chiến binh khác bên trong Nhà thờ Mộ Thánh, tôi cảm thấy sức nặng của nhiều thế kỷ và sự gần kề của Sự Phục sinh. Những người hành hương từ khắp nơi trên thế giới quỳ xuống bên nơi Chúa Kitô được đặt nằm. Chúng tôi im lặng, choáng ngợp. Sự thánh thiện của khoảnh khắc đó đã gắn kết chúng tôi lại với nhau theo cách mà lời nói không bao giờ có thể diễn tả được.
Đến cuối hành trình, 31 người chúng tôi đã trở thành một gia đình. Chúng tôi đã cùng nhau đi bộ đường dài, cùng nhau hát trong nhà thờ và cùng nhau đứng trong sự kính sợ trước ngôi mộ của Chúa Kitô. Chúng tôi cầu nguyện bằng tiếng Do Thái, tiếng Ả Rập, tiếng Aram và tiếng Anh. Và chúng tôi trao bánh mì từ tay này sang tay khác, tôn vinh Đấng đã làm điều tương tự đầu tiên.
Cuộc hành hương này nhắc nhở tôi rằng sự an toàn không chỉ là không có nguy hiểm. Đó là sự hiện diện của Chúa. Hòa bình có thể nở rộ trong vùng chiến sự. Tiếng cười có thể vang vọng khắp các bức tường của hầm trú bom. Thức ăn, đức tin và tình bạn là những điều thánh thiện.
Tôi trở về nhà với cùng một chiếc vali mà tôi đã mang theo khi rời đi, nhưng tinh thần tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Tôi mang theo mùi trầm hương, tiếng sóng biển ở Galilê và những kỷ niệm về những cựu chiến binh đã dạy tôi rằng cuộc hành hương không chỉ là về vùng đất bạn ghé thăm. Mà là về những người bạn cùng đi.
Katherine Lorio là một cựu chiến binh Hải quân, cựu giáo viên trung học và là một người mẹcó trụ sở tại Georgia. Cô lãnh đạo một cộng đồng phụ nữ tập trung vào sắc đẹp, sức khỏe và đức tin và gần đây đã trở về từ chuyến hành hương đến Israel cùng với những cựu chiến binh khác
Các cuộc tấn công vào Iran có thành công không?
Vũ Văn An
17:40 01/07/2025
Israel và Hoa Kỳ đã tự mua thời gian cho mình nhưng sẽ phải trả giá theo những cách khác

Richard Nephew (*), trên Foreign Affairs ngày 26 tháng 6 năm 2025, cho hay: Vào ngày 24 tháng 6, Iran, Israel và Hoa Kỳ đã đồng ý ngừng bắn, chấm dứt gần hai tuần chiến tranh. Trong suốt cuộc xung đột, Israel đã tấn công hàng chục mục tiêu hạt nhân đã được xác nhận hoặc nghi ngờ của Iran. Khi Hoa Kỳ tham gia, họ đã thả bom phá boongke xuống Fordow, một địa điểm hạt nhân mà người Israel khó tiếp cận, và tấn công hai cơ sở khác. Bây giờ, khi tình hình lắng xuống, các nhà phân tích phải bắt đầu xác định những gì các cuộc tấn công đã đạt được—và liệu chúng có đáng để phải chịu hậu quả hay không.
Vẫn còn quá sớm để nói chính xác Chiến dịch Rising Lion và Midnight Hammer, như người Israel và người Mỹ đặt tên cho các chiến dịch tương ứng của họ, đã làm chậm chương trình hạt nhân của Iran bao nhiêu. Một báo cáo tình báo sơ bộ bị rò rỉ của Hoa Kỳ ước tính các cuộc tấn công chỉ kéo dài thêm vài tháng cho thời gian đột phá của Iran. Trong khi đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết thiệt hại còn lớn hơn. Các đánh giá chính thức được công bố cho đến nay từ Israel và Hoa Kỳ nhìn chung ủng hộ ý tưởng cho rằng các cuộc tấn công đã làm chậm đáng kể thời gian đột phá của Iran, nhưng các đánh giá này tập trung vào thiệt hại chung và không đưa ra nhiều thông tin cụ thể về tác động đối với thời gian đột phá của Iran. Trên thực tế, ngay cả Iran có lẽ cũng không hiểu được toàn bộ quy mô thiệt hại đối với doanh nghiệp của mình và các nhà lãnh đạo của họ vẫn đang quyết định phải làm gì tiếp theo.
Nhưng các chuyên gia có thể bắt đầu lập danh mục các kết quả hữu hình. Họ biết rằng các cuộc tấn công đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho các cơ sở làm giàu của Iran và giết chết nhiều nhà khoa học hàng đầu. Họ biết rằng các thiết bị quan trọng đã bị thổi bay và chôn vùi. Nhưng Iran vẫn có thể có nhiều thứ cần thiết để chế tạo vũ khí, bao gồm cả uranium làm giàu cao, hoặc vì nó được lưu trữ an toàn hoặc vì nó có thể được cứu từ đống đổ nát. Chính phủ Iran hiện cũng sẽ làm cho các nỗ lực của mình trở nên mờ ám hơn bao giờ hết, ngay cả khi họ tham gia ngoại giao. Do đó, mốc thời gian mới của Iran có thể thay đổi rất nhiều. Quốc gia này có thể không bao giờ sản xuất được vũ khí. Hoặc họ có thể sản xuất rất nhanh.
NHỮNG GÌ IRAN ĐÃ MẤT
Bất kể tác động đến thời gian đột phá của Tehran là gì, thì điều này vẫn rõ ràng: chương trình hạt nhân của Iran đã bị tàn phá nặng nề. Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Isfahan, nhà máy làm giàu nhiên liệu Natanz và các tòa nhà liên quan, và nhà máy làm giàu nhiên liệu Fordow—ba địa điểm hạt nhân chính của Iran—đều bị hư hại nghiêm trọng. Toàn bộ các khu vực của Isfahan và Natanz đã bị phá hủy hoàn toàn. Lò phản ứng Arak của Iran đã bị phá hủy và cùng với nó, mọi cơ hội trong tương lai gần để Iran có thể sản xuất plutonium cấp độ vũ khí cũng bị phá hủy. Người Israel cũng tấn công một số địa điểm nghiên cứu và phát triển khác trên khắp Iran, bao gồm một số bộ phận của Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran và Tổ chức Đổi mới Phòng thủ của quân đội Iran, nơi mà các nhà phân tích nghi ngờ chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển liên quan đến vũ khí hạt nhân. Cái chết của ít nhất một chục nhà khoa học Iran trong các cuộc không kích của Israel đã khiến Iran mất hàng thập niên kiến thức thực tế hữu ích cho việc chế tạo vũ khí hạt nhân. Các cuộc tấn công của Israel nhằm vào chương trình tên lửa của Iran có thể cản trở khả năng phát triển vũ khí hạt nhân có thể gắn trên đầu đạn của nước này.
Tuy nhiên, thiệt hại như vậy là điều dễ hiểu. Khi Israel và Hoa Kỳ cân nhắc hành động quân sự trong quá khứ, họ không bao giờ nghi ngờ rằng họ có thể tấn công mọi địa điểm mà họ cố gắng tiếp cận. Bằng cách đảm bảo sự tồn tại của các loại đạn dược có thể tấn công các địa điểm hạt nhân quan trọng nhất của Iran và tiến hành một lượng lớn hoạt động thực hành và lập kế hoạch, các quốc gia đã tham gia vào cuộc xung đột với mức độ tự tin cao. Các cuộc tấn công cuối cùng vẫn ấn tượng về mặt hoạt động và phức tạp về mặt kỹ thuật, một sự ghi nhận cho tính chuyên nghiệp của các lực lượng vũ trang. Nhưng thành công về mặt chiến thuật như vậy không trả lời được những câu hỏi bỏ ngỏ về những gì các vụ đánh bom đã đạt được, và do đó mất bao lâu để Iran có thể có vũ khí hạt nhân.
Vấn đề lớn nhất là liệu kho dự trữ uranium làm giàu cao 60 phần trăm của Iran có còn tồn tại và có thể tiếp cận được hay không. Các báo cáo hiện tại dường như cho thấy rằng vật liệu này được chôn tại Fordow và Isfahan, bên dưới đống đổ nát do các cuộc tấn công của Hoa Kỳ và Israel tạo ra. Nhưng người Iran đã đặt phần lớn uranium của họ sâu dưới lòng đất chính là để bảo vệ nó khỏi một cuộc tấn công của Mỹ, và có báo cáo cho rằng chính Iran đã niêm phong một số lối vào đường hầm tại Isfahan để bảo vệ nó khỏi các cuộc đánh bom. Nếu một phần của kho dự trữ này vẫn còn nguyên vẹn, Iran chỉ cần đào nó ra để có thể sử dụng làm nguyên liệu chế biến (feedstock). Quốc gia này sở hữu cả xẻng và máy ủi.
Các nhà phân tích cũng không biết liệu Iran có còn máy ly tâm có thể làm giàu uranium đến cấp độ vũ khí hay không. Tương tự như vậy, các chuyên gia không chắc chắn rằng Iran vẫn giữ lại các thiết bị cần thiết để biến uranium làm giàu thành vũ khí. Rốt cuộc, Tehran đã nỗ lực che giấu số lượng thiết bị như vậy mà họ có. Sau khi Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 được gọi là Kế hoạch hành động toàn diện chung, Iran bắt đầu sản xuất các thành phần máy ly tâm tiên tiến. Vào năm 2021, Tehran đã chuyển hoạt động sản xuất các thành phần này xuống lòng đất, tại Natanz, và ngừng cung cấp thông tin công khai về số lượng sản phẩm mà họ đang sản xuất. Vào ngày 13 tháng 6, ngày các cuộc tấn công của Israel bắt đầu, Iran đã chuẩn bị công bố lễ khánh thành một địa điểm làm giàu mới mà tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Rafael Grossi, cho biết sẽ ở Isfahan. Tuy nhiên, Grossi vẫn chưa cung cấp thông tin chính xác hơn và có thể không biết thêm.
Địa điểm này có thể nằm trong các đường hầm nơi kho dự trữ uranium làm giàu của Iran được lưu trữ phần lớn. Nhưng ngay cả khi đó, các chuyên gia vẫn không biết liệu những đường hầm này đã bị phá hủy hay những gì bên trong chúng đã trở nên vô dụng. Các cuộc tấn công vào các khu vực khác của Isfahan gần như chắc chắn đã phá hủy các thiết bị có thể chuyển đổi uranium cấp vũ khí thành các thành phần vũ khí. Nhưng Iran có thể có thêm các thiết bị như vậy được lưu trữ ở nơi khác. Việc quốc gia này không trả lời các câu hỏi về hoạt động uranium liên quan đến vũ khí trong quá khứ là một trong những lý do khiến IAEA chính thức phát hiện Iran vi phạm Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân vào ngày 12 tháng 6.
Khi đó, Iran vẫn có thể có các lựa chọn đột phá trong ngắn hạn. Họ vẫn có thể có đủ uranium và thiết bị chế tạo vũ khí. Điều tương tự cũng đúng khi nói đến chuyên môn: vẫn còn những nhà khoa học hạt nhân Iran - theo như mọi người biết - vẫn còn sống khỏe mạnh và đang làm việc. Nếu dự án bom của Iran là một cuộc chạy marathon do phần lớn các chuyên gia hàng đầu thực hiện, chương trình có thể bị cản trở nghiêm trọng bởi những cái chết trong hai tuần qua. Nhưng nếu thay vào đó, đó là một cuộc chạy tiếp sức, với các nhà khoa học làm việc chặt chẽ với nhau và chia sẻ thông tin, kiến thức và kỹ năng thực tế, thì chuyên môn bị mất có thể ít quan trọng hơn nhiều. Những người còn lại có thể có hoặc nhanh chóng có được tất cả kiến thức họ cần.
THIỆT HẠI PHỤ
Ngay cả trong trường hợp tốt nhất, trong đó Washington và Israel đã khiến Tehran chậm lại nhiều năm, chiến dịch quân sự có thể chứng minh là tốn kém cho những nỗ lực của Hoa Kỳ với Iran theo những cách khác. Ví dụ, quốc hội Iran vừa thông qua luật sẽ làm giảm đáng kể sự hợp tác của nước này với IAEA. Các thanh tra viên của cơ quan đó có thể không hoàn hảo và quyền tiếp cận chương trình của Iran của họ vẫn chưa đầy đủ: ví dụ, cơ sở Fordow đã được xây dựng tại Iran trong nhiều năm trước khi được tiết lộ cho cơ quan này và chịu sự thanh tra. Nhưng IAEA vẫn có giá trị to lớn. Tổ chức này đã cảnh cáo thế giới khi cơ sở chuyển đổi uranium của Iran khởi động lại vào tháng 8 năm 2005 và khi Iran bắt đầu vận hành các máy ly tâm đầu tiên dưới lòng đất tại Natanz. Bây giờ, IAEA có thể mất quyền tiếp cận quốc gia này.
Hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Ngoài việc phát hiện ra những đột phá quan trọng, các thanh tra viên của IAEA đã cung cấp một cuộc kiểm tra minh bạch và đáng tin cậy về các phát hiện tình báo nước ngoài về chương trình hạt nhân của Iran. Ví dụ, khi cơ quan này cung cấp thông tin về kho dự trữ uranium làm giàu của Iran, các chuyên gia độc lập đã có thể tính toán được lượng vật liệu vũ khí hạt nhân mà Tehran có, cho thế giới thấy rằng tuyên bố của Washington không phải là thuyết âm mưu. Các cơ quan tình báo cũng sử dụng báo cáo công khai của IAEA để kiểm tra các đánh giá của riêng họ, giúp họ tự tin hơn rằng họ hiểu chương trình hạt nhân của Iran. Có lẽ quan trọng nhất là các thanh tra viên của cơ quan này đã có thể cung cấp một số sự tự tin cho các quốc gia khác rằng Iran không sản xuất vũ khí hạt nhân. Nói cách khác, IAEA đã thực hiện chức năng cốt lõi của mình: cung cấp sự minh bạch cần thiết để cho phép các chương trình năng lượng hạt nhân dân sự được tiến hành.
Iran cũng có thể ngừng tuân thủ Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân, trong đó, cùng với những điều khác, cam kết các bên ký kết không theo đuổi vũ khí hạt nhân và bắt họ phải chịu sự xác minh của IAEA để đổi lấy quyền tiếp cận công nghệ hạt nhân. Mặc dù một số nhà phân tích cho rằng NPT đã không còn liên quan đến Iran, xét đến các dự án hạt nhân rộng lớn của Tehran trong nhiều năm qua, việc nước này vi phạm hiệp ước đã cung cấp lý do pháp lý cần thiết cho các lệnh trừng phạt Iran của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. NPT cũng cung cấp cơ sở để yêu cầu Iran phải minh bạch về chương trình hạt nhân của mình và yêu cầu nước này phải từ bỏ vũ khí hạt nhân. Nhưng Tehran có thể rút khỏi hiệp ước, và giờ họ có thể làm vậy. Nếu vậy, họ có thể đưa ra một lập luận thuyết phục về lý do tại sao họ làm như vậy. Nếu không có NPT, rào cản pháp lý duy nhất của Iran đối với việc phát triển bom sẽ là lệnh của Lãnh tụ tối cao Ali Khamenei chống lại họ.
Rủi ro từ các cuộc tấn công của Israel và Washington không chỉ đơn thuần là chính trị. Nếu Iran tái thiết chương trình hạt nhân của mình, họ có thể sẽ làm như vậy ở những không gian kiên cố hơn. Rốt cuộc, mỗi lần các khía cạnh của chương trình hạt nhân của họ bị phát hiện hoặc bị tấn công trong quá khứ, Tehran đều có những bước đi để bảo vệ chúng. Họ đã chuyển các xưởng sản xuất linh kiện máy ly tâm của mình xuống lòng đất vào năm 2021 sau khi chúng bị máy bay không người lái tấn công. (Tờ New York Times và các phương tiện truyền thông khác đưa tin rằng Israel đứng sau cuộc tấn công này; chính phủ Israel không xác nhận cũng không phủ nhận trách nhiệm.) Khi kho uranium làm giàu của nước này bị đe dọa, họ đã đặt nó bên trong các đường hầm. Bom xuyên phá lớn của Không quân Hoa Kỳ có thể phá hủy các boongke chôn sâu, nhưng Iran vẫn được hưởng lợi khi giữ chương trình của mình dưới lòng đất, đặc biệt là vì Washington có thể chỉ còn lại một vài quả bom như vậy sau cuộc tấn công vào Fordow. Và báo cáo nguồn mở cho thấy Tehran có thể đã di chuyển vật liệu ra khỏi Fordow trước khi Hoa Kỳ tiến hành các cuộc ném bom. Hơn nữa, nếu các cuộc không kích của Hoa Kỳ và Israel không phá hủy hoàn toàn tất cả vật liệu và thiết bị hạt nhân của Iran, thì giờ đây Iran sẽ có cơ hội trong các hoạt động thu hồi để chuyển hướng một số thiết bị và vật liệu từng nằm dưới sự giám sát của IAEA trong khi tuyên bố rằng chúng đã bị phá hủy trong các cuộc tấn công. Điều này sẽ khiến bất cứ ai lo ngại về khả năng tái thiết hạt nhân của Iran phải lo lắng.
Cuối cùng, Hoa Kỳ có thể đã mất cơ hội giải quyết chương trình hạt nhân bằng biện pháp ngoại giao. Tehran vẫn có thể quyết định đàm phán và thậm chí ký kết một thỏa thuận mới, nhưng có lẽ họ sẽ không tin tưởng: Hoa Kỳ đang trong quá trình đàm phán một thỏa thuận hạt nhân mới khi Israel, đồng minh của họ, bắt đầu các cuộc không kích. Trên thực tế, các nhà phân tích thậm chí còn không hiểu hết các điều khoản của lệnh ngừng bắn mà Iran và Israel đã đạt được, bao gồm cả loại hoạt động nào sẽ cấu thành hành vi vi phạm. Ví dụ, có thể các hoạt động phục hồi của Iran - chẳng hạn như điều động xe ủi đất để mở lại Fordow - sẽ là hành vi vi phạm. Nếu vậy, Hoa Kỳ và Israel có thể sẽ tấn công Fordow một lần nữa và làm bùng nổ xung đột. Trump đã ám chỉ rằng sẽ không cần thiết như vậy vì chương trình của Iran, theo lời ông, đã "hoàn toàn bị xóa sổ". Nhưng có lẽ không phải vậy.
CHUẨN BỊ TÁC ĐỘNG
Các cuộc tấn công của Israel và Hoa Kỳ đã giáng một đòn mạnh vào tham vọng hạt nhân của Iran, ít nhất là trong tương lai gần. Nhưng rõ ràng đó không phải là hồi kết của câu chuyện. Do đó, các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ phải chuẩn bị cho tình huống mà Iran có thể và thực sự sẽ lao vào vũ khí.
Một kịch bản hợp lý trong tương lai gần là Iran sẽ thu thập phần còn lại của uranium và tiếp tục làm giàu nó lên mức có thể sử dụng cho vũ khí tại một địa điểm mới, kiên cố trong các đường hầm tại Isfahan hoặc Natanz. Nếu Iran sở hữu thiết bị hoạt động cần thiết để làm như vậy - mà họ không cần nhiều - thì quốc gia này có thể sản xuất kim loại uranium có thể sử dụng làm vũ khí trong thời gian rất ngắn. Họ có thể định hình vật liệu đó thành các thành phần cần thiết cho một thiết bị hạt nhân. Sau đó, Iran có thể đóng gói vật liệu đó bằng thuốc nổ mạnh, tạo ra một quả bom thô sơ ít nhất cho mục đích thử nghiệm.
Với lệnh ngừng bắn được áp dụng, Iran có thể thực hiện tất cả những điều này một cách lặng lẽ và chậm rãi, đặc biệt là nếu họ không phải trả giá cho việc tái thiết hoặc phục hồi. Tehran có thể mất nhiều thời gian để chế tạo bom cho đến khi hoàn thiện quy trình. Nếu lệnh ngừng bắn có vẻ không ổn định, họ có thể chọn hành động nhanh hơn. Ngay cả khi Iran quyết định không tiến tới vũ khí hạt nhân ngay bây giờ, thì gần như chắc chắn họ sẽ tái thiết chương trình của mình ở những không gian được bảo vệ chặt chẽ hơn, tránh xa con mắt tò mò của IAEA.
Trump có thể chọn cách phớt lờ mọi cảnh báo về vũ khí của Iran.
Để chống lại những rủi ro như vậy, Israel và Hoa Kỳ sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào bộ máy tình báo của họ để phát hiện và theo dõi hoạt động của Iran. Các cơ quan gián điệp của họ có thể hoàn thành nhiệm vụ; Israel, nói riêng, đã chứng minh rằng họ đã thâm nhập sâu vào doanh nghiệp hạt nhân của Iran. Nhưng sau cuộc xung đột này, với cảm giác bất an gia tăng, các hoạt động phản gián của Iran sẽ đặc biệt cảnh giác cao độ.
Hành động quân sự cuối cùng có thể là cần thiết để đối phó với chương trình hạt nhân của Iran. Nhưng nó luôn đi kèm với rủi ro và phức tạp. Sau khi sử dụng vũ lực, Hoa Kỳ hiện phải cam kết đảm bảo rằng họ cân bằng những rủi ro đã chấp nhận với cam kết từ chối Iran sở hữu vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, Trump có thể chọn cách bỏ qua bất cứ cảnh báo nào về vũ khí của Iran. Chính quyền của ông đã dành vài ngày qua để chỉ trích bất cứ gợi ý nào cho rằng chương trình hạt nhân của Iran không bị tàn phá hoàn toàn, và do đó, ông có thể không muốn thừa nhận, công khai hoặc riêng tư, bất cứ cảnh báo nào ngược lại. Bất kể điều gì xảy ra tiếp theo, thế giới đang bước vào giai đoạn rất bất ổn và nguy hiểm khi nói đến chương trình hạt nhân của Iran.
___________________________________________
(*) RICHARD NEPHEW là Học giả nghiên cứu cao cấp tại Đại học Columbia thuộc Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu và là Nghiên cứu viên thỉnh giảng Bernstein tại Viện Chính sách Cận Đông Washington. Ông từng là Phó Đặc phái viên về Iran trong chính quyền Biden và trong Hội đồng An ninh Quốc gia và Bộ Ngoại giao trong chính quyền Obama.
Quỹ Đồng Xu Thánh Phêrô thâm hụt 20.4 triệu đô la vào năm 2024
Vũ Văn An
17:47 01/07/2025
Theo bản tin ngày 30 tháng 6 năm 2025 của Catholic World News, Quỹ Đồng Xu Thánh Phêrô (Peter’s Pence) đã công bố báo cáo thường niên năm 2024, năm đầy đủ cuối cùng trong triều đại Giáo hoàng Phanxicô.
Theo báo cáo, khoản quyên góp cho Tòa thánh và viện trợ nhân đạo của Đức Giáo Hoàng có 58 triệu euro (68.0 triệu đô la) thu nhập và 75.4 triệu euro (88.4 triệu đô la) chi phí vào năm 2024, dẫn đến thâm hụt 20.4 triệu đô la.
Phần lớn thu nhập (54.3 triệu euro, hay 63.7 triệu đô la) đến từ các khoản quyên góp; phần còn lại đến từ "tài chính và các nguồn khác". Hoa Kỳ (25.2%), Pháp (15%) và Ý (5.2%) là những nguồn quyên góp lớn nhất từ các giáo phận và cá nhân.
59% số tiền quyên góp đến từ các giáo phận, 22% từ các tổ chức, 16% từ các cá nhân và 3% từ các dòng tu. (Vatican News, cơ quan của Bộ Truyền thông, đã nhầm lẫn khi đưa tin rằng 12.2% số tiền quyên góp đến từ các tổ chức.)
Trong số 75.4 triệu euro chi phí, 74.5 triệu euro (87.3 triệu đô la) được chi cho các khoản đóng góp, phần còn lại được chi cho "tài chính và các mục đích khác". Trong số các khoản đóng góp, 61.2 triệu euro (71.7 triệu đô la) được chuyển đến "hỗ trợ cho sứ mệnh tông đồ" (tức là các bộ và các thực thể khác của Tòa thánh), và phần còn lại được chi cho 239 dự án.
41% các dự án là để "mở rộng sự hiện diện truyền giáo"; 33% cho "các dự án xã hội"; và 26% cho "hỗ trợ [cho] sự hiện diện truyền giáo".
Diễn Từ Của Đức Thánh Cha Lêô XIV Gửi Giáo Hội Công Giáo Ukraine Nghi Lễ Đông Phương
J.B. Đặng Minh An dịch
18:08 01/07/2025
Đức Giáo Hoàng Lêô XIV đã chào đón những người hành hương Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương đến Vatican vào ngày 28 tháng 6, và nói với những người hành hương Ukraine rằng đất nước của họ đã bị “tử vì đạo” bởi “cuộc chiến vô nghĩa” của Nga.
Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương là giáo phái Kitô giáo lớn thứ hai của Ukraine, với hơn 10% dân số cả nước. Chủ yếu phổ biến ở miền tây Ukraine, Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh nhưng vẫn giữ lại nhiều nghi lễ và tập tục của Giáo hội Chính thống giáo.
Trong diễn từ tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nói:
Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Cầu mong bình an đến với anh chị em.
Anh em thân mến trong hàng Giám mục,
Kính gửi các linh mục, tu sĩ nam nữ,
Thưa các chị em, các anh em thân mến!
Tôi trân trọng chào đón anh chị em, những tín hữu thân mến của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, những người đã đến viếng mộ Thánh Phêrô nhân dịp Năm Thánh. Tôi chào mừng Đức Cha Shevchuk, Tổng giám mục chính tòa Kyiv-Halyč, các giám mục, các linh mục, các nam nữ tu sĩ và tất cả các tín hữu giáo dân.
Cuộc hành hương của anh chị em là dấu chỉ của ước muốn đổi mới đức tin, củng cố mối dây liên kết và sự hiệp thông với Giám mục Rôma, và làm chứng cho niềm hy vọng không làm thất vọng, vì nó nảy sinh từ tình yêu của Chúa Kitô đã được Chúa Thánh Thần đổ vào lòng chúng ta (x. Rm 5:5). Năm Thánh kêu gọi chúng ta trở thành những người hành hương của niềm hy vọng này trong toàn bộ cuộc sống của chúng ta, bất chấp những nghịch cảnh của thời điểm hiện tại. Hành trình đến Rôma, với việc đi qua Cửa Thánh và viếng thăm mộ của các Tông đồ và các Thánh Tử đạo, là biểu tượng của hành trình hằng ngày này, phấn đấu hướng tới cõi vĩnh hằng, nơi Chúa sẽ lau khô mọi giọt nước mắt và sẽ không còn cái chết, không còn tang tóc, không còn buồn phiền, không còn đau đớn nữa (x. Kh 21:4).
Nhiều người trong số anh chị em, để đến được đây, đã phải rời bỏ vùng đất xinh đẹp của mình, nơi giàu đức tin Kitô giáo, được đơm hoa kết trái bởi chứng tá truyền giáo của rất nhiều vị thánh, và được tưới tắm bằng máu của nhiều vị tử đạo, những người trong suốt nhiều thế kỷ đã dùng chính mạng sống mình để chứng tỏ lòng trung thành với Thánh tông đồ Phêrô và những người kế vị ngài.
Anh chị em thân mến,
Đức tin, là kho báu cần được chia sẻ. Mỗi lần chia sẻ như thế đều mang theo những khó khăn, gian khổ và thử thách, nhưng cũng là cơ hội để phát triển lòng tin và đầu hàng Chúa.
Đức tin của dân tộc anh chị em hiện đang bị thử thách nghiêm trọng. Nhiều người trong anh chị em, kể từ khi cuộc xâm lược quy mô lớn vào Ukraine bắt đầu, chắc chắn đã hỏi: Lạy Chúa, tại sao tất cả những điều này lại xảy ra? Chúa ở đâu? Chúng con phải làm gì để cứu gia đình, nhà cửa và quê hương của chúng con? Tin không có nghĩa là có tất cả các câu trả lời, mà là tin rằng Chúa ở cùng chúng ta và ban cho chúng ta ân sủng của Người, rằng Người sẽ có lời phán quyết cuối cùng, và sự sống sẽ chiến thắng cái chết.
Đức Trinh Nữ Maria, rất được người dân Ukraine yêu quý, với lời “xin vâng” khiêm nhường và can đảm của Mẹ, đã mở ra cánh cửa cứu chuộc thế giới; Mẹ bảo đảm với chúng ta rằng lời “xin vâng” của chúng ta, đơn sơ và chân thành, cũng có thể trở thành công cụ trong tay Chúa, để thực hiện một điều gì đó vĩ đại. Được xác nhận trong đức tin bởi Người kế vị Thánh Phêrô, tôi thúc giục anh chị em chia sẻ điều này với những người thân yêu, những người đồng hương của anh chị em và tất cả những người mà Chúa sẽ dẫn anh chị em đến gặp gỡ. Việc nói “xin vâng” hôm nay có thể mở ra những chân trời mới của đức tin, hy vọng và hòa bình, đặc biệt là cho tất cả những người đang đau khổ.
Thưa các chị em và anh em, khi tôi gặp anh chị em ở đây, tôi muốn bày tỏ sự gần gũi của tôi với đất nước Ukraine đang bị giày vò, với những trẻ em, những người trẻ tuổi, người già và, theo cách đặc biệt, với những gia đình đang đau buồn vì mất mát những người thân yêu của họ. Tôi chia sẻ nỗi buồn của anh chị em đối với những tù nhân và nạn nhân của cuộc chiến tranh vô nghĩa này. Tôi giao phó cho Chúa những ý định của anh chị em, những khó khăn và bi kịch hàng ngày của anh chị em, và trên hết là những mong muốn về hòa bình và thanh thản.
Tôi khuyến khích anh chị em hãy cùng nhau bước đi, các mục tử và tín hữu, hướng mắt về Chúa Giêsu, là ơn cứu độ của chúng ta. Xin Đức Trinh Nữ Maria, chính vì sự kết hợp của Mẹ với cuộc khổ nạn của Con Mẹ, Mẹ là Mẹ của Hy Vọng, hướng dẫn và bảo vệ anh chị em. Tôi chúc lành cho tất cả anh chị em, gia đình anh chị em, Giáo hội và dân của anh chị em, từ tận đáy lòng tôi. Cảm ơn anh chị em.
Source:Vatican News
Diễn Từ Của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV Gửi Đến Các Đại Diện Của Một Số Dòng Nữ
J.B. Đặng Minh An dịch
19:55 01/07/2025
Hôm 30 Tháng Sáu, tại điện Clêmentê của Vatican, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã có cuộc gặp gỡ với đại diện của một số dòng nữ đang có mặt tại Rôma để tham dự Tổng Tu Nghị hay hành hương Năm Thánh Hy Vọng.
Trong diễn từ tại đây, Đức Thánh Cha nói:Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Chúc chị em bình an!
Các chị em thân mến, chào buổi sáng và chào mừng!
Tôi rất vui được gặp chị em. Đối với một số chị em, đây là dịp để họp Tổng Hội, những người khác đến đây để hành hương mừng Năm Thánh. Trong cả hai trường hợp, chị em đến mộ thánh Phêrô để đổi mới tình yêu của mình đối với Chúa và lòng trung thành của mình đối với Giáo hội.
Các chị em thuộc về các Hội dòng được thành lập vào những thời điểm khác nhau và trong những hoàn cảnh riêng biệt: Các Nữ tu Dòng Thánh Basilô Cả; Các Nữ tu Bác ái Thiên Chúa; Các Nữ tu Augustinô Amparo; Các Nữ tu Phanxicô Thánh Tâm. Tuy nhiên, lịch sử của các chị em có chung một sợi chỉ có thể thấy được dưới góc nhìn của những nhân chứng lịch sử vĩ đại về đời sống tâm linh như các Thánh Augustinô, Basil và Phanxicô, những vị khổ hạnh, dũng cảm và thánh thiện trong cuộc sống đã truyền cảm hứng cho những người sáng lập của các chị em nuôi dưỡng những cách thức mới để phục vụ người khác. Điều này đặc biệt rõ ràng trong sự chăm sóc của các chị em đối với những người yếu đuối nhất: trẻ em, trẻ em gái và trẻ em trai nghèo, trẻ mồ côi, người di cư và gần đây hơn là người già và người bệnh cũng như nhiều mục vụ bác ái khác.
Phản ứng của chị em trước những thách đố trong quá khứ và sức sống hiện tại của chị em cho thấy rõ rằng lòng trung thành với sự khôn ngoan cổ xưa của Phúc Âm là con đường tốt nhất để tiến về phía trước cho những ai, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, thực hiện những con đường mới của sự hiến thân, tận tụy yêu mến Thiên Chúa và tha nhân và lắng nghe chăm chú các dấu chỉ của thời đại (x. CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICAN II, Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, 4; 11).
Với ý nghĩ này, Công đồng Vatican II, khi đề cập đến các dòng tu chuyên lo các công việc bác ái, đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc “toàn bộ đời sống tu trì của các thành viên phải thấm nhuần tinh thần tông đồ, và mọi hoạt động tông đồ của họ phải thấm nhuần tinh thần tôn giáo”, để họ “trước tiên có thể đáp lại tiếng gọi của mình là theo Chúa Kitô và phục vụ chính Chúa Kitô trong các chi thể của Người... trong sự kết hợp mật thiết với Người” (Sắc lệnh Perfectae Caritatis, 8).
Thánh Augustinô, khi nói về quyền tối thượng của Thiên Chúa trong đời sống Kitô hữu, đã khẳng định rằng, “Thiên Chúa là tất cả của anh chị em. Nếu anh chị em đói, Thiên Chúa là bánh của anh chị em; nếu anh chị em khát, Thiên Chúa là nước của anh chị em; nếu anh chị em ở trong bóng tối, Thiên Chúa là ánh sáng không bao giờ tàn lụi của anh chị em; nếu anh chị em trần truồng, Thiên Chúa là chiếc áo vĩnh cửu của anh chị em” (In Ioannis Evangelium, 13, 5). Thật vậy, chúng ta nên tự hỏi: những lời này đúng với tôi đến mức nào? Chúa thỏa mãn cơn khát cuộc sống, tình yêu hoặc ánh sáng của tôi đến mức nào? Đây là những câu hỏi quan trọng. Hơn nữa, sự bén rễ trong Chúa Kitô này là điều đã dẫn dắt những người đi trước chúng ta - những người nam nữ như chúng ta, với những ân sủng và giới hạn như chúng ta - để làm những điều mà có lẽ họ không bao giờ nghĩ rằng họ có thể đạt được. Sự bén rễ này đã giúp họ gieo những hạt giống của sự tốt lành, tồn tại qua nhiều thế kỷ và trên khắp các châu lục, giờ đây đã lan tỏa đến hầu như toàn bộ thế giới, như sự hiện diện của chị em ở đây chứng minh.
Như tôi đã đề cập, một số chị em đang tham gia Tổng Hội, những người khác ở đây để mừng Năm Thánh. Trong mọi trường hợp, chị em phải đối mặt với những lựa chọn quan trọng sẽ quyết định tương lai của chị em, tương lai của các chị em khác và của chính Giáo hội. Vì lý do này, thật là thích hợp kết thúc bằng cách nhắc lại, cho tất cả chúng ta, niềm hy vọng tuyệt vời mà Thánh Phaolô đã bày tỏ khi nói với các Kitô hữu ở Êphêsô: Tôi cầu nguyện rằng “Đức Kitô ngự trong lòng anh chị em qua đức tin, khi anh chị em được bén rễ và xây dựng trên đức ái. Tôi cầu nguyện rằng anh chị em có thể hiểu được, cùng với tất cả các thánh, chiều rộng, chiều dài, chiều cao và chiều sâu là gì, và biết được tình yêu của Đức Kitô vượt quá mọi hiểu biết, để anh chị em được đầy dẫy tất cả sự viên mãn của Thiên Chúa” (Ep 3:17-19). Cảm ơn chị em về công việc và lòng trung thành của chị em. Xin Đức Trinh Nữ Maria đồng hành cùng chị em. Và tôi ban phép lành cho chị em.
Source:Holy See Press OfficeAddress Of Pope Leo Xiv To The Representatives Of Certain Women’s Religious Institutes
Trong diễn từ tại đây, Đức Thánh Cha nói:Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Chúc chị em bình an!
Các chị em thân mến, chào buổi sáng và chào mừng!
Tôi rất vui được gặp chị em. Đối với một số chị em, đây là dịp để họp Tổng Hội, những người khác đến đây để hành hương mừng Năm Thánh. Trong cả hai trường hợp, chị em đến mộ thánh Phêrô để đổi mới tình yêu của mình đối với Chúa và lòng trung thành của mình đối với Giáo hội.
Các chị em thuộc về các Hội dòng được thành lập vào những thời điểm khác nhau và trong những hoàn cảnh riêng biệt: Các Nữ tu Dòng Thánh Basilô Cả; Các Nữ tu Bác ái Thiên Chúa; Các Nữ tu Augustinô Amparo; Các Nữ tu Phanxicô Thánh Tâm. Tuy nhiên, lịch sử của các chị em có chung một sợi chỉ có thể thấy được dưới góc nhìn của những nhân chứng lịch sử vĩ đại về đời sống tâm linh như các Thánh Augustinô, Basil và Phanxicô, những vị khổ hạnh, dũng cảm và thánh thiện trong cuộc sống đã truyền cảm hứng cho những người sáng lập của các chị em nuôi dưỡng những cách thức mới để phục vụ người khác. Điều này đặc biệt rõ ràng trong sự chăm sóc của các chị em đối với những người yếu đuối nhất: trẻ em, trẻ em gái và trẻ em trai nghèo, trẻ mồ côi, người di cư và gần đây hơn là người già và người bệnh cũng như nhiều mục vụ bác ái khác.
Phản ứng của chị em trước những thách đố trong quá khứ và sức sống hiện tại của chị em cho thấy rõ rằng lòng trung thành với sự khôn ngoan cổ xưa của Phúc Âm là con đường tốt nhất để tiến về phía trước cho những ai, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, thực hiện những con đường mới của sự hiến thân, tận tụy yêu mến Thiên Chúa và tha nhân và lắng nghe chăm chú các dấu chỉ của thời đại (x. CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICAN II, Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, 4; 11).
Với ý nghĩ này, Công đồng Vatican II, khi đề cập đến các dòng tu chuyên lo các công việc bác ái, đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc “toàn bộ đời sống tu trì của các thành viên phải thấm nhuần tinh thần tông đồ, và mọi hoạt động tông đồ của họ phải thấm nhuần tinh thần tôn giáo”, để họ “trước tiên có thể đáp lại tiếng gọi của mình là theo Chúa Kitô và phục vụ chính Chúa Kitô trong các chi thể của Người... trong sự kết hợp mật thiết với Người” (Sắc lệnh Perfectae Caritatis, 8).
Thánh Augustinô, khi nói về quyền tối thượng của Thiên Chúa trong đời sống Kitô hữu, đã khẳng định rằng, “Thiên Chúa là tất cả của anh chị em. Nếu anh chị em đói, Thiên Chúa là bánh của anh chị em; nếu anh chị em khát, Thiên Chúa là nước của anh chị em; nếu anh chị em ở trong bóng tối, Thiên Chúa là ánh sáng không bao giờ tàn lụi của anh chị em; nếu anh chị em trần truồng, Thiên Chúa là chiếc áo vĩnh cửu của anh chị em” (In Ioannis Evangelium, 13, 5). Thật vậy, chúng ta nên tự hỏi: những lời này đúng với tôi đến mức nào? Chúa thỏa mãn cơn khát cuộc sống, tình yêu hoặc ánh sáng của tôi đến mức nào? Đây là những câu hỏi quan trọng. Hơn nữa, sự bén rễ trong Chúa Kitô này là điều đã dẫn dắt những người đi trước chúng ta - những người nam nữ như chúng ta, với những ân sủng và giới hạn như chúng ta - để làm những điều mà có lẽ họ không bao giờ nghĩ rằng họ có thể đạt được. Sự bén rễ này đã giúp họ gieo những hạt giống của sự tốt lành, tồn tại qua nhiều thế kỷ và trên khắp các châu lục, giờ đây đã lan tỏa đến hầu như toàn bộ thế giới, như sự hiện diện của chị em ở đây chứng minh.
Như tôi đã đề cập, một số chị em đang tham gia Tổng Hội, những người khác ở đây để mừng Năm Thánh. Trong mọi trường hợp, chị em phải đối mặt với những lựa chọn quan trọng sẽ quyết định tương lai của chị em, tương lai của các chị em khác và của chính Giáo hội. Vì lý do này, thật là thích hợp kết thúc bằng cách nhắc lại, cho tất cả chúng ta, niềm hy vọng tuyệt vời mà Thánh Phaolô đã bày tỏ khi nói với các Kitô hữu ở Êphêsô: Tôi cầu nguyện rằng “Đức Kitô ngự trong lòng anh chị em qua đức tin, khi anh chị em được bén rễ và xây dựng trên đức ái. Tôi cầu nguyện rằng anh chị em có thể hiểu được, cùng với tất cả các thánh, chiều rộng, chiều dài, chiều cao và chiều sâu là gì, và biết được tình yêu của Đức Kitô vượt quá mọi hiểu biết, để anh chị em được đầy dẫy tất cả sự viên mãn của Thiên Chúa” (Ep 3:17-19). Cảm ơn chị em về công việc và lòng trung thành của chị em. Xin Đức Trinh Nữ Maria đồng hành cùng chị em. Và tôi ban phép lành cho chị em.
Source:Holy See Press Office
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mừng Kính 2 Thánh Phêrô & Phaolồ Tông Đồ _CĐCG Thánh Linh Tempe Arizona .
Phan Hoàng Phú Quý
00:25 01/07/2025
Cộng Đoàn Công Giáo Thánh Linh Tempe Arizona Mừng Kính 2 Thánh Phêrô & Phaolồ Tông Đồ.
Xem Hình
(Tempe-Arizona) Thứ Bảy ngày 29 tháng 6 năm 2025 vào lúc 5:30 giờ chiều, Cộng Đoàn Công Giáo Thánh Linh đã tổ chức Thánh Lễ Bổn Mạng của Đức Ông Peter Bùi Đại và chúc mừng nhau nhân ngày Giáo Hội Mừng Kính Hai Thánh Phêrô và PhaoLô Tông Đồ.
Như chúng ta đều biết hai Thánh Tông Đồ là hai cột trụ của Giáo Hội Công Giáo. Hai con người khác nhau từ cá tính đến thân thế, nhưng cùng chung một ơn gọi, một niềm tin, một sứ mạng từ Chúa Kitô trao phó và cuối đời cùng chịu tử đạo vì Chúa Kitô tại Rôma. Chúa đã đưa 2 Ngài đến cùng đích vinh quang khải hoàn. Hai con người khác biệt ấy lại có những điểm tương đồng lạ lùng. Chúa đã nối những điểm tương đồng ấy để tất cả được trở nên một trong Đức Kitô. “Còn nhớ hôm nào người 3 lần chối Chúa. Còn nhớ ngày nào người bắt Chúa trong căm hờn”. Chối Chúa? Bắt Thầy? Nhưng cuối đời hai Ngài đã viết nên những trang hào hùng oanh liệt, nhờ tình yêu Thiên Chúa soi đường dẫn lối, hai Ngài đã cầm đuốc Tông Đồ rao truyền Tin Mừng cho thế giới.
Nhìn lại cuộc đời của hai Thánh Tông Đồ để nhận thấy sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa. Ơn Gọi Tông Đồ quả là một mầu nhiệm tuyệt vời và lạ lùng.
Mừng kính hai thánh Phêrô và Phaolồ, mỗi người chúng ta được mời gọi tiếp nối truyền thống của các tông đồ mang tin mừng đến khắp cùng thế giới. Mỗi người chúng ta là những viên đá sống động góp phần xây dựng giáo hội, dù nhỏ bé yếu hèn và bất lực, nhưng Thiên Chúa sẽ dùng chúng ta theo nhu cầu của Ngài. Chính Ngài sẽ đổi mới cuộc đời chúng ta bằng ân sủng và tình thương của Ngài, để nhờ đó chúng ta cũng có khả năng đổi mới môi trường chúng ta đang sống. Đồng thời chúng ta cũng cầu nguyện cho Đức Thánh Cha, các giám mục, là những đấng kế vị Thánh Phêrô và các tông đồ.
Hôm nay cũng là ngày cộng đoàn chào đón 2 vị linh mục thuộc Dòng Ngôi Lời (SVD) về nhậm chức vụ Chánh xứ và phụ tá giáo xứ Thánh Linh đó là quý linh mục Nguyễn Phi Long và linh mục Predheep Sathiyanathan thay thế cho cha chánh xứ John B. Clote và cha phó Joseph Vương Thiện Quốc.
Trong thư ngỏ từ linh mục Tân Chánh Xứ có đoạn viết: “Tôi mong được sớm gặp gỡ anh chị em, tìm hiểu thêm về các đời sống mục vụ đang hiện diện nơi đây cũng như cùng nhau khám phá những hướng đi mới để giáo xứ ngày càng phát triển trong niềm tin và tình hiệp thông. Vì vậy anh chị em đừng ngần ngại đến chào hỏi nếu gặp tôi sau thánh lễ, trong khuôn viên giáo xứ hoặc tại văn phòng. Tôi rất vui được gặp gỡ và đồng hành với anh chị em trong hành trình đức tin. Tôi chân thành cám ơn sự chào đón nồng hậu mà cộng đoàn đã dành cho tôi. Nguyện xin thời gian chúng ta cùng đồng hành sẽ là một chặng đường thiêng liêng phong phú, đầy niềm vui phục vụ và tình hiệp thông bền chặt trong Đức Kitô."
Sau Thánh Lễ Ông Bùi Hữu Phước đã ngỏ lời cám ơn quý cha đã đến hiệp dâng thánh lễ đồng tế hôm nay nhân ngày bổn mạng của Đức Ông Peter Bùi Đại, đồng thời cũng cám ơn cha phó xứ Joseph Vương Thiện Quốc đã tận tâm phục vụ và giúp đỡ cho cộng đoàn rất nhiểu trong 20 tháng qua.
Mọi người được mời ở lại để tham dự tiệc trà thân mật, hầu mọi người có cơ hội chào mừng và làm quen với cha tân chánh xứ, cũng như cám ơn và chia tay tạm biệt cha phó xứ.
Này con là đá, trên viên đá này Ta xây Giáo Hội muôn đời kiên trung.
Này con là đá, Satan sức hùng mưu ma vẫy vùng không làm chuyển rung.
Xem Hình
(Tempe-Arizona) Thứ Bảy ngày 29 tháng 6 năm 2025 vào lúc 5:30 giờ chiều, Cộng Đoàn Công Giáo Thánh Linh đã tổ chức Thánh Lễ Bổn Mạng của Đức Ông Peter Bùi Đại và chúc mừng nhau nhân ngày Giáo Hội Mừng Kính Hai Thánh Phêrô và PhaoLô Tông Đồ.
Như chúng ta đều biết hai Thánh Tông Đồ là hai cột trụ của Giáo Hội Công Giáo. Hai con người khác nhau từ cá tính đến thân thế, nhưng cùng chung một ơn gọi, một niềm tin, một sứ mạng từ Chúa Kitô trao phó và cuối đời cùng chịu tử đạo vì Chúa Kitô tại Rôma. Chúa đã đưa 2 Ngài đến cùng đích vinh quang khải hoàn. Hai con người khác biệt ấy lại có những điểm tương đồng lạ lùng. Chúa đã nối những điểm tương đồng ấy để tất cả được trở nên một trong Đức Kitô. “Còn nhớ hôm nào người 3 lần chối Chúa. Còn nhớ ngày nào người bắt Chúa trong căm hờn”. Chối Chúa? Bắt Thầy? Nhưng cuối đời hai Ngài đã viết nên những trang hào hùng oanh liệt, nhờ tình yêu Thiên Chúa soi đường dẫn lối, hai Ngài đã cầm đuốc Tông Đồ rao truyền Tin Mừng cho thế giới.
Nhìn lại cuộc đời của hai Thánh Tông Đồ để nhận thấy sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa. Ơn Gọi Tông Đồ quả là một mầu nhiệm tuyệt vời và lạ lùng.
Mừng kính hai thánh Phêrô và Phaolồ, mỗi người chúng ta được mời gọi tiếp nối truyền thống của các tông đồ mang tin mừng đến khắp cùng thế giới. Mỗi người chúng ta là những viên đá sống động góp phần xây dựng giáo hội, dù nhỏ bé yếu hèn và bất lực, nhưng Thiên Chúa sẽ dùng chúng ta theo nhu cầu của Ngài. Chính Ngài sẽ đổi mới cuộc đời chúng ta bằng ân sủng và tình thương của Ngài, để nhờ đó chúng ta cũng có khả năng đổi mới môi trường chúng ta đang sống. Đồng thời chúng ta cũng cầu nguyện cho Đức Thánh Cha, các giám mục, là những đấng kế vị Thánh Phêrô và các tông đồ.
Hôm nay cũng là ngày cộng đoàn chào đón 2 vị linh mục thuộc Dòng Ngôi Lời (SVD) về nhậm chức vụ Chánh xứ và phụ tá giáo xứ Thánh Linh đó là quý linh mục Nguyễn Phi Long và linh mục Predheep Sathiyanathan thay thế cho cha chánh xứ John B. Clote và cha phó Joseph Vương Thiện Quốc.
Trong thư ngỏ từ linh mục Tân Chánh Xứ có đoạn viết: “Tôi mong được sớm gặp gỡ anh chị em, tìm hiểu thêm về các đời sống mục vụ đang hiện diện nơi đây cũng như cùng nhau khám phá những hướng đi mới để giáo xứ ngày càng phát triển trong niềm tin và tình hiệp thông. Vì vậy anh chị em đừng ngần ngại đến chào hỏi nếu gặp tôi sau thánh lễ, trong khuôn viên giáo xứ hoặc tại văn phòng. Tôi rất vui được gặp gỡ và đồng hành với anh chị em trong hành trình đức tin. Tôi chân thành cám ơn sự chào đón nồng hậu mà cộng đoàn đã dành cho tôi. Nguyện xin thời gian chúng ta cùng đồng hành sẽ là một chặng đường thiêng liêng phong phú, đầy niềm vui phục vụ và tình hiệp thông bền chặt trong Đức Kitô."
Sau Thánh Lễ Ông Bùi Hữu Phước đã ngỏ lời cám ơn quý cha đã đến hiệp dâng thánh lễ đồng tế hôm nay nhân ngày bổn mạng của Đức Ông Peter Bùi Đại, đồng thời cũng cám ơn cha phó xứ Joseph Vương Thiện Quốc đã tận tâm phục vụ và giúp đỡ cho cộng đoàn rất nhiểu trong 20 tháng qua.
Mọi người được mời ở lại để tham dự tiệc trà thân mật, hầu mọi người có cơ hội chào mừng và làm quen với cha tân chánh xứ, cũng như cám ơn và chia tay tạm biệt cha phó xứ.
Này con là đá, trên viên đá này Ta xây Giáo Hội muôn đời kiên trung.
Này con là đá, Satan sức hùng mưu ma vẫy vùng không làm chuyển rung.
Hội thi giáo lý Giáo xứ Lý Nhân
BTT.Gx Lý Nhân
19:26 01/07/2025
HỘI THI GIÁO LÝ GIÁO XỨ LÝ NHÂN TGP. HÀ NỘI
Xem Hinh
Xem hình nơi https://flic.kr/s/aHBqjCjWnh
Sáng Chúa nhật, ngày 29/6/2025, lần đầu tiên Giáo xứ Lý Nhân, hạt Lý Nhân, tổ chức hội thi Giáo lý.
Hưởng ứng lời mời gọi của bề trên giáo phận, cùng với sự hướng dẫn động viên của Cha xứ An-tôn Nguyễn Văn Độ, mọi thành phần dân Chúa trong Giáo xứ Lý Nhân đã hăng say học hỏi giáo lý và kinh tối sáng ngày thường với chủ đề: “Canh tân đời sống đức tin trong cử hành phụng vụ”.
Để thu hoạch hoa trái, đúng ngày mừng kính trọng thể hai Thánh Tông đồ Phê-rô và Phao-lô, Cha xứ An-tôn đã tổ chức hội thi giáo lý cấp giáo xứ. Hội thi năm nay thu hút gần 30 đội thi thuộc mọi lứa tuổi, từ các em thiếu nhi nam nữ đến quý cụ.
Từ sớm, các đội thi đã quy tụ tại khuôn viên nhà thờ, chuẩn bị sẵn sàng tinh thần cho ngày thi. Sau lời nguyện xin ơn Chúa Thánh Thần, vào lúc 7h30, Cha xứ An-tôn long trong khai mạc hội thi giáo lý. Sau đó, thầy xứ Phao-lô Nguyễn Thanh Tuyền đã phổ biến cách thức và thể lệ thi cho các đội.
Trở về phòng thi với tinh thần háo hức, các đội nỗ lực thể hiện hết khả năng của mình để đạt được kết quả tốt nhất. Sau 2 giờ tranh tài, ban giám khảo tìm ra được những đội thi suất sắc nhất, cũng như chọn ra được 2 đội thi sẽ đại diện cho giáo xứ tham dự kì thi cấp Giáo hạt.
Đến 9h30, cộng đoàn sốt sắng tham dự Thánh lễ kính trọng thể hai thánh Tông đồ Phê-rô và Phao-lô. Sau Thánh lễ, Cha xứ đã vui mừng trao phần thưởng cho các đội thi.
Mặc dù lần đầu tiên Giáo xứ tổ chức hội thi giáo lý, nhưng toàn thể cộng đoàn đã nhiệt thành tham gia với lòng hăng hái. Nguyện xin Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của hai Thánh Tông đồ Phê-rô và Phao-lô ban cho Cha xứ An-tôn và mọi thành phần dân Chúa trong Giáo xứ Lý Nhân luôn giữ được lòng yêu mến Lời Chúa và giáo lý của Hội Thánh để đời sống đức tin của giáo xứ mỗi ngày một thăng tiến.
Bài viết : Thầy Phaolô Tuyền
Xem Hinh
Xem hình nơi https://flic.kr/s/aHBqjCjWnh
Sáng Chúa nhật, ngày 29/6/2025, lần đầu tiên Giáo xứ Lý Nhân, hạt Lý Nhân, tổ chức hội thi Giáo lý.
Hưởng ứng lời mời gọi của bề trên giáo phận, cùng với sự hướng dẫn động viên của Cha xứ An-tôn Nguyễn Văn Độ, mọi thành phần dân Chúa trong Giáo xứ Lý Nhân đã hăng say học hỏi giáo lý và kinh tối sáng ngày thường với chủ đề: “Canh tân đời sống đức tin trong cử hành phụng vụ”.
Để thu hoạch hoa trái, đúng ngày mừng kính trọng thể hai Thánh Tông đồ Phê-rô và Phao-lô, Cha xứ An-tôn đã tổ chức hội thi giáo lý cấp giáo xứ. Hội thi năm nay thu hút gần 30 đội thi thuộc mọi lứa tuổi, từ các em thiếu nhi nam nữ đến quý cụ.
Từ sớm, các đội thi đã quy tụ tại khuôn viên nhà thờ, chuẩn bị sẵn sàng tinh thần cho ngày thi. Sau lời nguyện xin ơn Chúa Thánh Thần, vào lúc 7h30, Cha xứ An-tôn long trong khai mạc hội thi giáo lý. Sau đó, thầy xứ Phao-lô Nguyễn Thanh Tuyền đã phổ biến cách thức và thể lệ thi cho các đội.
Trở về phòng thi với tinh thần háo hức, các đội nỗ lực thể hiện hết khả năng của mình để đạt được kết quả tốt nhất. Sau 2 giờ tranh tài, ban giám khảo tìm ra được những đội thi suất sắc nhất, cũng như chọn ra được 2 đội thi sẽ đại diện cho giáo xứ tham dự kì thi cấp Giáo hạt.
Đến 9h30, cộng đoàn sốt sắng tham dự Thánh lễ kính trọng thể hai thánh Tông đồ Phê-rô và Phao-lô. Sau Thánh lễ, Cha xứ đã vui mừng trao phần thưởng cho các đội thi.
Mặc dù lần đầu tiên Giáo xứ tổ chức hội thi giáo lý, nhưng toàn thể cộng đoàn đã nhiệt thành tham gia với lòng hăng hái. Nguyện xin Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của hai Thánh Tông đồ Phê-rô và Phao-lô ban cho Cha xứ An-tôn và mọi thành phần dân Chúa trong Giáo xứ Lý Nhân luôn giữ được lòng yêu mến Lời Chúa và giáo lý của Hội Thánh để đời sống đức tin của giáo xứ mỗi ngày một thăng tiến.
Bài viết : Thầy Phaolô Tuyền
VietCatholic TV
TT Zelensky: Thắng lớn ở Sumy, bẻ gẫy mưu đồ Nga. Điếc không sợ bom: Ayatollah khiêu chiến TT Trump
VietCatholic Media
03:04 01/07/2025
1. Lãnh tụ tối cao Iran thách thức Tổng thống Trump
Một cuộc khẩu chiến dữ dội đã nổ ra giữa Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sau các cuộc tấn công gần đây của Hoa Kỳ vào các cơ sở hạt nhân của Iran.
Khamenei cáo buộc Tổng thống Trump “phóng đại để che đậy và che giấu sự thật”, trực tiếp phản hồi lại tuyên bố của Tổng thống Trump rằng Hoa Kỳ đã “xóa sổ” các địa điểm hạt nhân của Iran. Khamenei cũng phản bác lại lời khoe khoang trước đó của Tổng thống Trump rằng ông đã tha mạng cho vị ayatollah trong cuộc xung đột Iran-Israel gần đây.
Tổng thống Trump đáp lại rằng ông không cung cấp cho Iran “bất cứ điều gì” và từ chối giao tiếp với các quan chức Iran, báo hiệu lập trường cứng rắn hơn của Hoa Kỳ. Cuộc đụng độ leo thang làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xung đột mới giữa Washington và Tehran.
Cuộc trao đổi gay gắt diễn ra sau cuộc chiến tranh kéo dài 12 ngày giữa Israel và Iran, kết thúc bằng lệnh ngừng bắn mong manh do Hoa Kỳ làm trung gian. Trong cuộc xung đột, Hoa Kỳ đã tiến hành các cuộc không kích vào các địa điểm hạt nhân của Iran—một sự leo thang chưa từng có đã gây ra sự bất ổn. Tại cả Washington và Tehran, các quan chức vẫn chia rẽ về hiệu quả của các cuộc không kích. Một số nhà lãnh đạo Hoa Kỳ cho biết thiệt hại là nghiêm trọng, trong khi những người khác bày tỏ sự nghi ngờ. Iran công khai hạ thấp tác động nhưng cũng phải đối mặt với cuộc tranh luận nội bộ.
Khamenei đã phản pháo lại Tổng thống Trump, cáo buộc Tổng thống Mỹ “phóng đại để che đậy và che giấu sự thật”. Nhà lãnh đạo Iran đã trực tiếp phản hồi lại thông điệp trên mạng xã hội trước đó của Tổng thống Trump khoe khoang về việc tha mạng cho Khamenei trong cuộc xung đột Iran-Israel. Khamenei nói thêm, “Bất kỳ ai nghe những lời nhận xét đó đều có thể cảm nhận được rằng đằng sau bề mặt, có một thực tế khác. Họ đã không đạt được bất cứ điều gì”.
Cuộc chiến truyền thông xã hội này leo thang sau tuyên bố video thách thức của Khamenei vào thứ năm, trong đó ông tuyên bố Tehran đã giáng cho Hoa Kỳ một “cái tát nghiêm trọng” và tuyên bố Israel sẽ bị “phá hủy hoàn toàn” nếu không có sự can thiệp của Hoa Kỳ. Tổng thống Trump đã nhanh chóng đáp trả, khẳng định rằng ông biết vị trí của ayatollah và ngăn chặn lực lượng Hoa Kỳ hoặc Israel “xử tử” ông ta, đồng thời cũng nhận công lao ngăn chặn một cuộc tấn công thậm chí còn lớn hơn của Israel vào Iran.
Trọng tâm của cuộc trao đổi cay đắng này là các cuộc không kích của Hoa Kỳ vào các cơ sở hạt nhân của Iran trong cuộc xung đột—một sự leo thang lớn mà cả hai bên đều tranh luận gay gắt. Trong khi một số quan chức Hoa Kỳ cho rằng các cuộc không kích đã làm suy yếu đáng kể chương trình hạt nhân của Iran, những người khác thì không chắc chắn. Iran công khai hạ thấp thiệt hại, mặc dù các đánh giá nội bộ vẫn chưa rõ ràng. Ngoại trưởng Abbas Araghchi cũng đã tuyên bố rằng các cuộc không kích của Hoa Kỳ và Israel đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các địa điểm hạt nhân của Iran.
Vào thứ Hai, Tổng thống Trump đã tăng cường chỉ trích Iran rằng ông không cung cấp cho Iran “bất cứ điều gì” và “thậm chí không nói chuyện” với các quan chức Iran sau các cuộc tấn công của Hoa Kỳ vào các cơ sở hạt nhân của Iran. Ông đã bác bỏ thỏa thuận hạt nhân năm 2015, cáo buộc cựu Tổng thống Barack Obama đã trả hàng tỷ đô la cho Tehran theo “con đường ngu ngốc dẫn đến một JCPOA về vũ khí hạt nhân” và chỉ trích thỏa thuận này là một sai lầm thất bại và tốn kém. Tổng thống Trump trước đó đã rút Hoa Kỳ khỏi Kế hoạch hành động toàn diện chung, gọi tắt là JCPOA vào năm 2018, viện dẫn tham vọng hạt nhân và các hoạt động khu vực của Iran là lý do chính đáng để chấm dứt sự tham gia của Hoa Kỳ.
Trong một diễn biến khác, một giáo sĩ cao cấp ở Iran đã ban hành một sắc lệnh tuyên bố rằng bất kỳ ai đe dọa Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei đều là “Kẻ thù của Allah”, truyền thông nhà nước đưa tin hôm Thứ Hai, 30 Tháng Sáu.
Đại giáo chủ Naser Makarem Shirazi đã đưa ra một fatwa để trả lời câu hỏi liên quan đến mối đe dọa được đưa ra bởi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và các nhà lãnh đạo Israel, bao gồm cả thủ tướng Benjamin Netanyahu.
Fatwa là một phán quyết tôn giáo liên quan đến cách giải thích luật Hồi giáo do một cơ quan giáo sĩ ban hành.
Mặc dù fatwa không có giá trị thi hành về mặt pháp lý, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến quyết định của tòa án ở các quốc gia có hệ thống pháp luật dựa trên luật Sharia. Fatwa cũng được hiểu như một lời kêu gọi các tín hữu Hồi Giáo thực thi các lời kêu gọi được nêu trong đó.
Khosro K. Isfahani, nhà phân tích nghiên cứu cao cấp tại Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Iran đã nói, rằng lệnh tử hình do Shirazi ban hành chống lại Tổng thống Trump tương tự như lệnh tử hình được ban hành chống lại tác giả Salman Rushdie vì cuốn tiểu thuyết “The Satanic Verses” hay “Các vần thơ Satan” của ông, dẫn đến một số nỗ lực ám sát.
[Newsweek: Iran's Supreme Leader Challenges Trump]
2. Lực lượng Ukraine đẩy quân đội Nga ra khỏi Sumy, Bộ Tổng tham mưu cho biết
Hôm Thứ Ba, 01 Tháng Bẩy, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết lực lượng Ukraine đã ổn định tình hình ở Tỉnh Sumy và đẩy quân đội Nga ra xa Sumy, thủ phủ của khu vực này.
Vào tháng 5, Mạc Tư Khoa đã phát động chiến dịch mùa hè mới, nhằm tiến sâu hơn vào các khu vực đông bắc và phía đông Ukraine và bỏ qua lời kêu gọi ngừng bắn vô điều kiện của Kyiv.
Quân đội Ukraine đã tiến gần làng Oleksiivka, cách thành phố Sumy chưa đầy 30 kmvà giải phóng làng Andriivka, nơi đã bị Nga chiếm vào đầu tháng 6, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết.
Trong khi đó, theo Bộ Tổng tham mưu, Ukraine cũng đã ngăn chặn được bước tiến của Nga dọc theo tuyến Yunakivka-Yablunivka-Novomykolayivka-Oleksiivka-Kindrativka và biên giới với Nga gần Tỉnh Kursk.
Chuẩn tướng Oleksii Hromov nhấn mạnh rằng Nga đã điều động các lữ đoàn tinh nhuệ nhất của mình tới khu vực tiền tuyến này và đang sử dụng pháo tầm xa, máy bay và máy bay điều khiển từ xa tấn công.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cũng cho biết vào ngày 30 tháng 6 rằng quân đội Ukraine đã ngăn chặn cuộc tấn công của Nga vào Tỉnh Sumy.
“ Kế hoạch tấn công của Nga vào Tỉnh Sumy không thành công — do mọi đơn vị Ukraine hoạt động trong khu vực này,” Tổng thống Zelenskiy phát biểu sau cuộc họp với giới lãnh đạo quân đội và Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov.
Phá vỡ kỷ lục hàng tháng trước đó, Nga phóng 5.337 máy bay điều khiển từ xa kamikaze vào Ukraine trong tháng 6
Quân đội Ukraine một lần nữa phủ nhận báo cáo về việc quân đội Nga tiến vào tỉnh Dnipropetrovsk
Quân đội Ukraine ngày 30 tháng 6 đã phủ nhận các báo cáo mới nhất cho rằng quân đội Nga đã tiến vào Tỉnh Dnipropetrovsk.
Từ ngày 29 tháng 6, nhóm giám sát chiến trường Ukraine DeepState đã đánh dấu một vùng “xám” ở Tỉnh Dnipropetrovsk của Ukraine, xác định khả năng giao tranh ở khu vực tiền tuyến này. Gần làng Dachne ở Tỉnh Dnipropetrovsk, vùng này kéo dài gần một km vào khu vực.
Trong khi đó, các nhà tuyên truyền của Điện Cẩm Linh tuyên bố trên Telegram rằng quân đội Nga đã chiếm được Dachne.
Suspilne đưa tin, phát ngôn nhân của hai lữ đoàn Ukraine và nhóm lực lượng Khortytsia đã phủ nhận các báo cáo này vào ngày 30 tháng 6.
Viktor Tregubov, phát ngôn viên của nhóm lực lượng Khortytsia của Ukraine, nói với Suspilne rằng: “Những trận chiến đang diễn ra rất ác liệt tại các thị trấn nằm gần ranh giới hành chính của khu vực”, đồng thời cho biết thêm rằng Ukraine đang giữ vững tuyến phòng thủ gần các thị trấn Yalta, Komar và Shevchenkove.
Tregubov cho biết thêm rằng quân đội Nga vẫn chưa tiến vào Tỉnh Dnipropetrovsk tính đến trưa ngày 30 tháng 6.
Dịch vụ báo chí của Lữ đoàn 3 thuộc Lực lượng Vệ binh Quốc gia, đồn trú tại khu vực Pokrovsk gần tiền tuyến, cũng phủ nhận thông tin về cuộc đột phá.
Nazar Voitenkov, phát ngôn nhân của Lữ đoàn cơ giới độc lập số 33, đóng tại Tỉnh Zaporizhzhia, cũng cho biết quân đội Nga chưa tiến vào Tỉnh Dnipropetrovsk.
“Chúng tôi đang giữ vững tuyến phòng thủ. Tuyến phòng thủ liên tục thay đổi, nhưng đối phương vẫn chưa đột phá được”, Voitenkov nói.
Andrii Kovalenko, nhà lãnh đạo trung tâm chống thông tin sai lệch của Ukraine, cho biết trên Telegram rằng giao tranh đang diễn ra gần biên giới hành chính của khu vực và máy bay điều khiển từ xa FPV (góc nhìn thứ nhất) của Nga cũng đang bay vào Tỉnh Dnipropetrovsk.
Nhưng ông nói thêm rằng mặc dù có những trận chiến ác liệt, vẫn chưa có bước đột phá nào.
[Kyiv Independent: Ukrainian forces push Russian army away from Sumy, General Staff says]
3. CIA cho biết các cuộc không kích của Hoa Kỳ đã giáng một đòn mạnh khiến các chương trình hạt nhân của Iran bị trì hoãn trong nhiều năm, AP đưa tin
Giám đốc CIA John Ratcliffe nói với các nhà lập pháp Hoa Kỳ rằng các cuộc tấn công quân sự gần đây của Mỹ đã giáng một đòn mạnh vào chương trình hạt nhân của Iran bằng cách phá hủy cơ sở chuyển đổi kim loại duy nhất của nước này, một quan chức Hoa Kỳ nói với AP hôm Thứ Hai, 30 Tháng Sáu.
Phát biểu với điều kiện giấu tên do tính nhạy cảm của thông tin tình báo, vị quan chức này giải thích rằng Ratcliffe đã nêu rõ tầm quan trọng của cuộc tấn công trong một cuộc họp báo mật vào tuần trước, gọi đây là một thất bại lớn mà Tehran sẽ mất nhiều năm để phục hồi.
Ratcliffe cũng nói với các nhà lập pháp rằng phần lớn kho dự trữ uranium làm giàu của Iran có thể vẫn còn bị chôn vùi dưới đống đổ nát tại các cơ sở hạt nhân Isfahan và Fordow, là hai trong số ba cơ sở chính bị Hoa Kỳ tấn công.
Trong khi uranium có thể vẫn còn nguyên vẹn, viên chức này nhấn mạnh rằng việc phá hủy cơ sở chuyển đổi kim loại đã khiến Iran mất đi một thành phần quan trọng cần thiết để chế tạo vũ khí hạt nhân. “Bạn không thể chế tạo vũ khí hạt nhân nếu không có cơ sở chuyển đổi”, Ngoại trưởng Marco Rubio phát biểu trong hội nghị thượng đỉnh NATO. “Chúng ta thậm chí không thể tìm thấy nó ở đâu, nơi nó từng ở trên bản đồ. Bạn thậm chí không thể tìm thấy nó ở đâu vì toàn bộ mọi thứ bị che khuất. Nó đã biến mất. Nó đã bị xóa sổ”.
Tổng thống Trump vẫn tiếp tục bảo vệ thành công của chiến dịch này, diễn ra ngay trước khi lệnh ngừng bắn giữa Israel và Iran có hiệu lực vào thứ Ba tuần trước.
“Nó xóa sổ như chưa từng thấy trước đây”, Tổng thống Trump nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox News. “Và điều đó có nghĩa là chấm dứt tham vọng hạt nhân của họ, ít nhất là trong một khoảng thời gian”. Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth đồng tình với đánh giá đó, tuyên bố các địa điểm đã bị “phá hủy”.
Tuy nhiên, một báo cáo sơ bộ của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Hoa Kỳ đã kết luận rằng các cuộc không kích đã gây ra thiệt hại đáng kể nhưng không phá hủy hoàn toàn các cơ sở Fordow, Natanz và Isfahan.
Rafael Grossi, Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, phát biểu trên chương trình “Face the Nation” của CBS rằng ba địa điểm hạt nhân lớn của Iran có “khả năng giải quyết, chuyển đổi và làm giàu uranium đã bị phá hủy ở mức độ đáng kể”.
Tuy nhiên, ông cảnh báo không nên phóng đại thiệt hại. “Một số vẫn còn đứng vững”, Grossi nói, “Nếu họ muốn, họ có thể bắt đầu làm lại”. Ông nhấn mạnh rằng các thanh tra viên phải được phép vào để đánh giá đầy đủ mức độ tàn phá. “Thành thật mà nói, người ta không thể khẳng định rằng mọi thứ đã biến mất và không còn gì ở đó”, ông nói.
Cơ sở chuyển đổi kim loại bị phá hủy, nằm tại địa điểm hạt nhân Isfahan, đã đóng vai trò trung tâm trong quá trình phát triển vũ khí hạt nhân của Iran. Chức năng của cơ sở này—chuyển đổi khí uranium làm giàu thành kim loại đặc—là một bước quan trọng trong việc sản xuất lõi nổ của bom hạt nhân. Ratcliffe nhấn mạnh điểm này trong phiên điều trần được phân loại, mô tả việc loại bỏ cơ sở này là một chiến thắng chiến lược làm suy yếu khả năng vũ khí hóa uranium của Iran.
Ratcliffe cũng nói với các nhà lập pháp rằng cuộc tấn công kéo dài 12 ngày của Hoa Kỳ đã làm suy yếu nghiêm trọng hệ thống phòng không của Iran. Theo quan chức Hoa Kỳ, giám đốc CIA giải thích rằng Iran hiện không có khả năng phòng thủ trước các cuộc không kích trong tương lai của Israel, khiến mọi nỗ lực tái thiết chương trình hạt nhân của nước này trở nên rất dễ bị tổn thương.
[Kyiv Independent: CIA says US strikes dealt years-long blow to Iran’s nuclear program, AP reports]
4. Nga dự đoán lý do NATO sẽ sụp đổ
Ngoại trưởng Nga, Sergey Lavrov, đã dự đoán rằng việc tăng mạnh chi tiêu quốc phòng của NATO được đồng ý vào tuần trước sẽ dẫn đến sự sụp đổ của liên minh này.
Đáp lại tuyên bố hôm Thứ Hai, 30 Tháng Sáu, của Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski rằng cuộc chạy đua vũ trang giữa Nga và phương Tây có thể dẫn đến sự sụp đổ của Vladimir Putin, Lavrov cho biết: “Ông ấy có thể thấy - vì ông ấy là một nhà hiền triết thông thái - rằng sự gia tăng chi tiêu thảm khốc của các nước NATO cũng sẽ dẫn đến sự sụp đổ của tổ chức này.”
“Trong khi đó, Nga—như Tổng thống đã phát biểu hôm kia tại Minsk sau cuộc họp của Hội đồng Kinh tế Á-Âu Tối cao—có kế hoạch cắt giảm chi tiêu quân sự và hành động theo lẽ thường, thay vì những mối đe dọa tưởng tượng, như các quốc gia thành viên NATO vẫn làm, bao gồm cả Sikorski,” ông cho biết, theo hãng thông tấn nhà nước TASS của Nga.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn AFP, Sikorski cho biết: “Putin nên hiểu rằng ông đang đi trên con đường của Brezhnev. Bản thân ông đã từng nói rằng Liên Xô sụp đổ vì chi quá nhiều cho vũ khí, và bây giờ ông đang làm chính xác điều tương tự.”
Các nhà lãnh đạo NATO đã đạt được một thỏa thuận lịch sử vào tuần trước để tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng, sau áp lực mạnh mẽ từ Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Liên minh gồm 32 thành viên đã lên tiếng “cam kết sắt đá” về phòng thủ chung trong trường hợp bị tấn công, tái khẳng định nguyên tắc an ninh tập thể cốt lõi của mình.
Trong tuyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh, các nhà lãnh đạo đã cam kết phân bổ 5% GDP hàng năm cho các nhu cầu quốc phòng cốt lõi và chi tiêu an ninh liên quan vào năm 2035, nhằm tăng cường cả nghĩa vụ an ninh của cá nhân và tập thể.
Tổng thư ký NATO Mark Rutte ca ngợi hội nghị thượng đỉnh này là “mang tính chuyển đổi”.
Tổng thống Trump gọi việc tăng chi tiêu là “điều mà không ai thực sự nghĩ là có thể. Và họ nói, 'Ông đã làm được, thưa ông. Ông đã làm được.' Vâng, tôi không biết mình có làm được không, nhưng tôi nghĩ là tôi đã làm được.”
Tuy nhiên, không phải tất cả các thành viên đều tham gia. Tây Ban Nha đã nói rõ rằng họ không thể đạt được mục tiêu và các quốc gia khác đã nêu lên mối quan ngại. Tuy nhiên, thỏa thuận bao gồm một đợt đánh giá năm 2029, trùng với cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ tiếp theo, để đánh giá tiến độ và hiệu chỉnh lại phản ứng của NATO đối với mối đe dọa ngày càng tăng của Nga.
Liên minh cũng tái khẳng định cam kết phòng thủ chung, đồng thời nhấn mạnh lại nguyên tắc “tấn công vào một bên là tấn công vào tất cả”. Tổng thống Trump đã bày tỏ nghi ngờ về sự sẵn sàng của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ các đồng minh của mình trước thềm hội nghị thượng đỉnh.
“Cùng nhau, các đồng minh đã đặt nền móng cho một NATO mạnh mẽ hơn, công bằng hơn và nguy hiểm hơn,” Rutte nói với các phóng viên sau cuộc họp tại The Hague. “Điều này sẽ thúc đẩy bước nhảy vọt về mặt phòng thủ tập thể của chúng ta.”
[Newsweek: Russia Predicts Why NATO Will Collapse]
5. Hàng ngàn người tụ tập tại Tehran để tưởng nhớ những người thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel
Hàng trăm ngàn người đã đổ ra đường phố thủ đô Iran trong mấy ngày qua để dự lễ tang cấp nhà nước tưởng nhớ khoảng 60 người Iran thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel trong vài tuần qua, bao gồm các chỉ huy quân sự cao cấp và các nhà khoa học hạt nhân.
Trong cuộc chiến mà Tổng thống Trump gọi là “Chiến tranh 12 ngày”, vào giữa tháng 6, Israel ban đầu đã tấn công Tehran và một số thành phố khác trong chiến dịch “Rising Lion” hay “Sư Tử Trỗi Dậy”, một chiến dịch mà nước này cho biết là nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công đã được lên kế hoạch của Iran và phá vỡ năng lực hạt nhân của Iran.
Iran, quốc gia đã tuyên bố chương trình hạt nhân của họ là vì mục đích hòa bình, đã trả đũa, mặc dù các hệ thống phòng thủ của Israel - được tăng cường bởi công nghệ quân sự của Hoa Kỳ - đã chặn gần như toàn bộ hỏa lực hỏa tiễn đang bay tới, theo các quan chức Israel, mặc dù Iran đã tấn công một bệnh viện ở miền nam Israel vào tuần trước. Hơn 600 người Iran được báo cáo là đã thiệt mạng do các cuộc không kích của Israel, và 28 người Israel đã thiệt mạng do các cuộc không kích của Iran, với hàng ngàn người bị thương ở cả hai quốc gia.
Cuối tuần trước, Hoa Kỳ đã tham gia cùng Israel trong cuộc chiến chống lại Iran bằng cách ném bom ba địa điểm hạt nhân, Fordow, Isfahan và Natanz, trong chiến dịch B-2 lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Không có báo cáo nào về thương vong.
Các cuộc không kích của Israel đã giết chết thường dân, các nhà khoa học hạt nhân và các quan chức quân sự cao cấp, chẳng hạn như Hossein Salami, người từng là nhà lãnh đạo Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, gọi tắt là IRGC, Mohammad Bagheri, tổng tham mưu trưởng quân đội Iran và Amir Ali Hajizadeh, tư lệnh Không quân IRGC.
Vào thứ Bảy, hàng ngàn người đưa tang mặc đồ đen đã tràn xuống đường phố Tehran trong một đoàn tang lễ cấp nhà nước cho khoảng 60 người thiệt mạng trong các cuộc không kích, với hãng thông tấn Tasnim News Agency trực thuộc IRGC mô tả họ là “những người tử vì đạo”. Quan tài của những người thiệt mạng được phủ cờ Iran.
Hãng tin này đưa tin cuộc diễn hành, trong đó những người tham gia mang theo cờ và biểu ngữ, bắt đầu gần Đại học Tehran tại Quảng trường Enghelab, có nghĩa là Cách mạng và kết thúc tại Quảng trường Azadi, có nghĩa là Tự do.
Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian tham gia đoàn diễn hành và Ngoại trưởng Abbas Araghchi được nhìn thấy đang cầu nguyện, trong khi Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei không xuất hiện.
Hãng thông tấn bán chính thức Mehr News Agency của Iran đã chia sẻ những bức ảnh về nhiều mẫu hỏa tiễn đạn đạo của Iran được trưng bày trong lễ tang. Những bức ảnh cũng cho thấy cờ Israel và cờ Mỹ bị giẫm đạp và một số bị đốt cháy, trong khi hãng tin Associated Press đưa tin rằng một số người hô vang “Nước Mỹ chết đi” và “Israel chết đi”.
Salami, người được vinh danh vào thứ Bảy, đã đưa ra lời đe dọa với Hoa Kỳ vào tháng 5, nói rằng Iran sẽ “mở cổng địa ngục” nếu bị Israel hoặc Hoa Kỳ tấn công. Ông là một tiếng nói thách thức chống lại Israel và đã ca ngợi các hoạt động của Hezbollah trong cuộc chiến chống lại đất nước này vào năm 2024. Bagheri đã cảnh báo trong nhiều năm rằng lực lượng của ông đã sẵn sàng cho hành động quân sự chống lại đất nước.
Những người khác được tưởng niệm bao gồm phụ nữ, trẻ em và các nhà vật lý hạt nhân tham gia vào các hoạt động năng lượng và làm giàu hạt nhân của Iran.
Lễ tang cấp nhà nước diễn ra vài ngày sau khi lệnh ngừng bắn mong manh được đạt được giữa Israel và Iran.
[Newsweek: Thousands Gather in Tehran to Mourn Dead from Israel Strikes]
6. Ngoại trưởng Đức Johann Wadephul đến Kyiv
Ngoại trưởng Đức Johann Wadephul đã đến Kyiv vào ngày 30 tháng 6, cam kết Đức sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong bối cảnh các cuộc tấn công của Nga ngày càng leo thang.
Trong một video được đăng trên X, Wadephul cho biết ông đã đi tàu một chặng đường dài đến “một đất nước một lần nữa bị ám ảnh bởi chiến tranh”, đồng thời nói thêm rằng Ukraine vẫn tiếp tục phải hứng chịu những cuộc ném bom hàng ngày và hàng đêm từ Nga.
Gần đây, vào ngày 29 tháng 6, Nga đã tiến hành cuộc không kích lớn nhất vào Ukraine, phóng 477 máy bay điều khiển từ xa và 60 hỏa tiễn vào các thành phố của Ukraine.
“Đức ủng hộ Ukraine,” Wadephul nói. “Chúng ta không được để mất tự do ở đây. Chúng ta phải ủng hộ đất nước này và bảo đảm rằng lệnh ngừng bắn cuối cùng sẽ đạt được. Putin phải nhận ra rằng ông không thể tiếp tục cuộc chiến này và phải đàm phán một giải pháp hòa bình.”
Wadephul cho biết ông dự định sẽ gặp Tổng thống Volodymyr Zelenskiy và Ngoại trưởng Andrii Sybiha trong chuyến thăm của mình. Ông nhấn mạnh rằng việc chứng kiến tận mắt sự tàn phá là rất quan trọng để hiểu được nỗi đau khổ của Ukraine và sự cấp thiết của sự hỗ trợ quốc tế liên tục.
“Đây thực sự là một tình huống khó khăn,” Wadephul nói. “Và đó là lý do tại sao sự đoàn kết của Đức lại quan trọng đến vậy vào lúc này.”
[Kyiv Independent: German Foreign Minister Johann Wadephul arrives in Kyiv]
7. Bộ trưởng Đức cam kết theo đuổi ‘mọi con đường’ để tăng cường khả năng phòng không của Ukraine
Ngoại trưởng Đức Johann Wadephul cam kết vào ngày 30 tháng 6 rằng Berlin đang xem xét “mọi con đường có thể” để cung cấp cho Ukraine các hệ thống phòng không bổ sung, trong bối cảnh các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa của Nga ngày càng gia tăng, theo RBK-Ukraine.
Phát biểu tại một cuộc họp báo trong chuyến thăm Kyiv, Wadephul cho biết Đức đang hợp tác với ngành công nghiệp quốc phòng, các đồng minh Âu Châu và Hoa Kỳ để khẩn trương bảo đảm thêm nhiều hệ thống cho lá chắn phòng không của Ukraine.
“Chúng tôi đang đi theo mọi con đường có thể,” Wadephul nói. “Ngành công nghiệp quốc phòng Đức đang cố gắng mở rộng năng lực của mình. Chúng tôi đang nói chuyện với các đối tác Âu Châu của mình và tôi tin rằng chúng tôi cũng phải tiến lên cùng với Hoa Kỳ.”
Ông nói thêm rằng ông vẫn đang liên lạc chặt chẽ với Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius để đánh giá liệu các hệ thống hiện có trong kho dự trữ của Đức có thể được chuyển hướng sang Ukraine hay không.
Chuyến thăm của Wadephul diễn ra chỉ một ngày sau khi Nga phát động cuộc tấn công trên không lớn nhất vào Ukraine cho đến nay, bắn 477 máy bay điều khiển từ xa và 60 hỏa tiễn trong vòng 24 giờ. Trong một thông điệp video được đăng trên phương tiện truyền thông xã hội vào đầu ngày 30 tháng 6, bộ trưởng Đức mô tả Ukraine là “một quốc gia một lần nữa bị ám ảnh bởi chiến tranh” và tái khẳng định sự đoàn kết của Đức.
“Đức ủng hộ Ukraine,” Wadephul nói. “Chúng ta không được để mất tự do ở đây. Chúng ta phải ủng hộ đất nước này và bảo đảm rằng lệnh ngừng bắn cuối cùng sẽ đạt được. (Tổng thống Nga Vladimir) Putin phải nhận ra rằng ông không thể tiếp tục cuộc chiến này và phải đàm phán một giải pháp hòa bình.”
Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha hoan nghênh chuyến thăm của Wadephul trong bài đăng trên X, cho biết hai bên đã thảo luận về cách chống lại sự xâm lược của Nga và làm sâu sắc thêm quan hệ song phương.
Sybiha cho biết họ cũng đã thảo luận về vai trò của Đức trong việc phát triển năng lực tầm xa và máy bay điều khiển từ xa của Ukraine, gọi đó là “sự hợp tác đôi bên cùng có lợi” - cũng như sự ủng hộ của Berlin đối với gói trừng phạt thứ 18 của Liên Hiệp Âu Châu và con đường trở thành thành viên Liên Hiệp Âu Châu của Ukraine.
Sybiha nói thêm: “Tôi biết ơn Bộ trưởng Wadephul vì sự sáng suốt về mặt đạo đức và những đóng góp cá nhân của ông cho khả năng phục hồi của Ukraine”.
Wadephul dự kiến sẽ gặp Tổng thống Volodymyr Zelenskiy trong chuyến thăm này.
Ngoại trưởng Đức nhấn mạnh rằng việc chứng kiến tận mắt sự tàn phá có vai trò quan trọng trong việc hiểu được nỗi đau khổ của Ukraine và tính cấp thiết của sự hỗ trợ quốc tế bền vững.
“Đây thực sự là một tình huống khó khăn,” Wadephul nói. “Và đó là lý do tại sao sự đoàn kết của Đức lại quan trọng đến vậy vào lúc này.”
[Kyiv Independent: German minister vows to pursue 'every path' to boost Ukraine's air defenses]
8. Ngoại trưởng Slovakia đề nghị tha thứ cho Nga, kêu gọi đối thoại để chấm dứt chiến tranh Ukraine
Ngoại trưởng Slovakia Juraj Blanar cho rằng cộng đồng quốc tế “có lẽ” cần phải tha thứ cho hành động của Nga và nối lại đối thoại với Mạc Tư Khoa như một biện pháp chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.
Nhận xét của ông được đưa ra sau khi Slovakia yêu cầu hoãn việc thông qua gói trừng phạt thứ 18 của Liên Hiệp Âu Châu đối với Nga cho đến khi có quyết định về hậu quả đối với các quốc gia thành viên từ RePowerEU, sáng kiến của Ủy ban Âu Châu nhằm chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2030 để đáp trả cuộc xâm lược Ukraine của Nga.
Blanar, phát biểu với phương tiện truyền thông trong nước, cho biết cuộc chiến đang diễn ra không thể giải quyết trên chiến trường và nhấn mạnh tầm quan trọng của ngoại giao và luật pháp quốc tế. “Chúng ta hãy quay lại tôn trọng luật pháp quốc tế và tìm cách giao tiếp với Liên bang Nga”, ông nói vào ngày 29 tháng 6. “Và thậm chí có thể tha thứ cho mọi thứ đã xảy ra”.
Những bình luận này là một ví dụ nữa cho thấy giới lãnh đạo hiện tại của Slovakia đang đi ngược lại lập trường ủng hộ Ukraine nói chung của Liên Hiệp Âu Châu và NATO.
Dưới thời Thủ tướng Robert Fico, Slovakia đã áp dụng giọng điệu hòa giải hơn với Mạc Tư Khoa, bao gồm việc tiếp tục duy trì quan hệ ngoại giao trong khi hầu hết các quốc gia phương Tây cắt đứt quan hệ sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào năm 2022.
Đầu năm nay, Fico đã tham dự Lễ diễn hành Ngày Chiến thắng của Nga tại Mạc Tư Khoa, nơi ông gặp nhà độc tài Vladimir Putin. Tuy nhiên, ông đã bác bỏ ý tưởng giao lưu với Tổng thống Volodymyr Zelenskiy.
“Tôi không thấy lý do gì để gặp tổng thống Ukraine”, Fico nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây với đài truyền hình Slovak STVR. “Cuộc gặp của tôi với Tổng thống Zelenskiy không có ý nghĩa gì vì ông ấy ghét tôi”, ông nói thêm. Tổng thống Zelenskiy vẫn chưa trả lời những tuyên bố của Fico.
Trong khi Fico đã dừng hỗ trợ quân sự của Slovakia cho Ukraine khi nhậm chức vào năm 2023, ông đã lên tiếng một cách nghịch lý về việc ủng hộ tư cách thành viên Liên minh Âu Châu của Ukraine. “Tư cách thành viên Liên Hiệp Âu Châu của Ukraine mang lại nhiều lợi thế hơn là bất lợi cho Slovakia”, thủ tướng cho biết.
[Kyiv Independent: Slovak FM suggests forgiveness for Russia, calls for dialogue to end Ukraine war]
9. Ukraine khiển trách thành viên NATO vì lời cầu xin tha thứ cho Putin
Ngoại trưởng Slovakia Juraj Blanár đã phát biểu trong một bình luận cho rằng Nga có thể được tha thứ cho hành động xâm lược của mình ở Ukraine nếu việc tha thứ như vậy có thể mở ra các cuộc đàm phán hòa bình.
Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình STVR của Slovakia, Blanár cho biết cuộc chiến ở Ukraine không thể giải quyết bằng biện pháp quân sự và phương Tây có thể tha thứ cho Nga như một phần của quá trình quay lại với biện pháp ngoại giao.
Những bình luận từ một nhà ngoại giao hàng đầu của một thành viên NATO đã gây ra sự tức giận trong cộng đồng người Ukraine trên mạng xã hội. Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã phải đối mặt với sự chỉ trích từ những người ủng hộ Kyiv về mối quan hệ của ông với Putin.
Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng sự tức giận không kém phần ác liệt từ phía Nga khi Maria Zakharova, giám đốc phòng báo chí Bộ Ngoại giao, thách thức Ngoại trưởng Slovakia rằng “Hãy chỉ ra xem chúng tôi đã làm gì sai mà phải được tha thứ.” Sự tức giận cũng đến từ chính Slovakia khi các thành phần đối lập cho rằng ăn nói ấm ớ như Juraj Blanár thì không nên làm Ngoại trưởng.
Elina Beketova, một chuyên gia người Ukraine tại Trung tâm Phân tích Chính sách Âu Châu, gọi tắt là CEPA, nói với Newsweek hôm thứ Hai rằng người Ukraine biết rằng “việc ve vãn nịnh hót một quốc gia xâm lược sẽ không hiệu quả”.
Cuộc chiến mà Putin bắt đầu vẫn tiếp diễn mà không có con đường rõ ràng nào cho các cuộc đàm phán sau khi Mạc Tư Khoa từ chối thỏa thuận ngừng bắn. Bình luận của Blanár làm tăng thêm mối lo ngại của Âu Châu về lập trường của một quốc gia Liên Hiệp Âu Châu và NATO đối với Ukraine khi Fico phản đối việc tiếp tục viện trợ quân sự cho Kyiv và lệnh trừng phạt đối với Mạc Tư Khoa.
Trong bối cảnh các cuộc đàm phán vẫn đang bế tắc, Blanár cho biết hôm Chúa Nhật rằng cộng đồng quốc tế “có lẽ” cần phải tha thứ cho hành động của Nga và nối lại đối thoại với Mạc Tư Khoa.
Trong bản dịch bình luận của mình, ông cho biết có thể tìm kiếm “các giải pháp ngoại giao” và cần phải có “giao tiếp” với Nga để ngăn chặn Thế chiến thứ III, điều này có thể bao gồm “thậm chí là một sự tha thứ”.
Nhưng Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha đã phát biểu vào thứ Hai rằng “Cảm giác vô trách nhiệm của Nga là nguyên nhân gốc rễ dẫn đến tội ác của nước này”.
Sybiha nói thêm rằng thật ngây thơ khi mong đợi tội phạm sẽ dừng lại nếu tội ác của họ được tha thứ thay vì bị trừng phạt và rằng Mạc Tư Khoa cũng sẽ “tát vào má bên kia” của Slovakia.
Beketova, một thành viên của CEPA, nói với Newsweek rằng tha thứ là một quá trình phức tạp.
Bà cho biết nhiều người Ukraine thừa nhận rằng có thể có lúc họ không nhận được sự giúp đỡ từ bên ngoài nhưng điều đó không có nghĩa là họ sẽ ngừng phản kháng, đặc biệt là khi liên quan đến việc bảo vệ nhà cửa và lấy lại những gì đã bị đánh cắp.
Bà Beketova cho biết các thành viên NATO khác có quyền bày tỏ quan điểm riêng của mình, bao gồm cả quan điểm về mối quan hệ với Nga, đồng thời nói thêm rằng người Ukraine biết điều gì là tốt nhất cho họ, vì họ đã trải qua thực tế này và hiểu ý nghĩa của việc đối phó với một nước láng giềng như Nga.
Nhận xét của Blanár được đưa ra sau khi Slovakia yêu cầu hoãn gói lệnh trừng phạt thứ 18 của Liên Hiệp Âu Châu đối với Nga cho đến khi có quyết định về hậu quả của sáng kiến của Ủy ban Âu Châu nhằm chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2030.
Kể từ khi nhậm chức vào năm 2023, Thủ tướng Fico đã dừng viện trợ quân sự của Slovakia cho Ukraine và không giống như Liên Hiệp Âu Châu, ông đã tăng cường tương tác ngoại giao với Nga bằng cách tham dự Lễ diễn hành Ngày Chiến thắng tại Mạc Tư Khoa vào tháng 5 và gặp Putin.
Nga và Ukraine đã tổ chức hai vòng đàm phán trực tiếp tại Istanbul vào ngày 16 tháng 5 và ngày 2 tháng 6, dẫn đến việc trao đổi tù nhân nhưng không có bước tiến nào hướng tới lệnh ngừng bắn.
Trong cuộc gặp sau đó, cả hai bên đều đưa ra những đề xuất chấm dứt chiến tranh mà Putin cho là không phù hợp.
Kyiv đã yêu cầu lệnh ngừng bắn vô điều kiện trong 30 ngày, được các đối tác phương Tây ủng hộ, trong khi Nga nhấn mạnh lệnh ngừng bắn có giới hạn để thu hồi thi thể của những người lính đã hy sinh.
[Newsweek: Ukraine Rebukes NATO Member for Plea To Forgive Putin]
10. Ít nhất 6 người thiệt mạng, 26 người bị thương trong các cuộc tấn công của Nga trên khắp Ukraine trong ngày qua
Các cuộc tấn công của Nga trên nhiều khu vực của Ukraine trong 24 giờ qua đã giết chết ít nhất sáu người và làm bị thương 26 người khác. Các cuộc tấn công bao gồm máy bay điều khiển từ xa, pháo binh và bom dẫn đường, tấn công vào các khu dân cư và cơ sở hạ tầng quan trọng. Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat cho biết như trên và nói thêm rằng lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ 74 trong số 107 máy bay điều khiển từ xa do Nga phóng đi trong đêm.
Tại tỉnh Kharkiv, hai người đã thiệt mạng và tám người bị thương sau các cuộc tấn công vào sáu thị trấn, Thống đốc Oleh Syniehubov cho biết. Thiệt hại đã được báo cáo đối với nhà cửa, xe cộ và cơ sở hạ tầng dân sự trên khắp các quận Kharkiv, Kupiansk và Chuhuiv.
Tại Kherson, lực lượng Nga đã tấn công vào các khu dân cư và cơ sở hạ tầng dân sự ở hơn hai chục địa phương, giết chết hai người và làm bị thương tám người khác, theo Thống đốc Oleksandr Prokudin. Thiệt hại bao gồm nhà cửa, hệ thống tiện ích và cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc.
Tại tỉnh Zaporizhzhia, một người đã thiệt mạng ở quận Vasylivka. Thống đốc Ivan Fedorov cho biết lực lượng Nga đã tiến hành 375 cuộc không kích vào 10 thị trấn, gây hư hại cho nhà cửa và xe cộ.
Tại Dnipropetrovsk, ba người đã bị thương ở Kryvyi Rih sau các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và pháo binh, Thống đốc Serhii Lysak báo cáo. Cháy nổ và thiệt hại được ghi nhận tại một trang trại và khu dân cư.
Tại Donetsk, ít nhất một người đã thiệt mạng và bốn người khác bị thương, Thống đốc Vadym Filashkin cho biết. Nhiều tòa nhà dân cư, một nhà thờ và một hiệu thuốc đã bị hư hại trên khắp các quận Pokrovsk, Kramatorsk và Bakhmut.
Tại Sumy, các cuộc tấn công của Nga đã làm bị thương ba thường dân, chính quyền khu vực cho biết. Gần 80 cuộc không kích nhắm vào 29 thị trấn, gây thiệt hại cho nhà cửa, cơ sở giáo dục và các tòa nhà công cộng.
[Kyiv Independent: At least 6 killed, 26 injured in Russian attacks across Ukraine over past day]
Lo Nga tấn công viện trợ Ukraine, Na Uy đưa F-35 đến bảo vệ. TT Trump trước các mối đe dọa từ Iran
VietCatholic Media
18:01 01/07/2025
1. Quân đội Hoa Kỳ cập nhật về mối đe dọa từ lực lượng hỏa tiễn của Trung Quốc
Các quan chức cao cấp của Ngũ Giác Đài nói với các nhà lập pháp rằng hạm đội hỏa tiễn ngày càng mạnh của Lực lượng Hỏa tiễn Trung Quốc đang trở thành mối đe dọa ngày càng lớn đối với các căn cứ của Hoa Kỳ và các đối tác an ninh ở Á Châu - Thái Bình Dương.
Lực lượng Hỏa tiễn Quân đội Giải phóng Nhân dân, gọi tắt là PLARF chịu trách nhiệm về kho vũ khí hỏa tiễn và hạt nhân của Trung Quốc và là thành phần chủ chốt trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm vượt qua Washington để trở thành cường quốc quân sự hàng đầu trong khu vực.
Ở một số khu vực, năng lực của Lực lượng Hỏa tiễn đã vượt qua Hoa Kỳ, chẳng hạn như với cái gọi là hỏa tiễn siêu thanh “sát thủ Hàng Không Mẫu Hạm”. Mặc dù những vũ khí này vẫn chưa được thử nghiệm trong chiến đấu, chúng có khả năng ngăn chặn lực lượng Hoa Kỳ trong một kịch bản thời chiến.
“Lực lượng Hỏa tiễn của PLA, gọi tắt là PLARF đang thúc đẩy các kế hoạch hiện đại hóa dài hạn nhằm tăng cường năng lực răn đe chiến lược”, theo lời khai bằng văn bản của ban lãnh đạo Lực lượng Không quân và Không gian Hoa Kỳ chuẩn bị cho phiên điều trần về ngân sách của Ủy ban Tài chính Thượng viện.
Kho vũ khí hỏa tiễn của Trung Quốc ước tính bao gồm 400 hỏa tiễn hành trình phóng từ mặt đất có khả năng vươn tới mọi nơi trong cái gọi là Chuỗi đảo thứ nhất, một dải đảo từ Nhật Bản đến Indonesia mà Washington coi là rất quan trọng để kiềm chế hải quân Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột, chẳng hạn như xung đột ở Đài Loan mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
Trung Quốc cũng được cho là đang điều động 1.300 hỏa tiễn đạn đạo tầm trung có thể tấn công các mục tiêu xa hơn, đe dọa Chuỗi đảo thứ hai, bao gồm các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở Guam.
500 hỏa tiễn tầm trung khác có thể vươn tới một số vùng của Alaska và đồng minh Úc của Hoa Kỳ, trong khi 900 hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn có thể dễ dàng vượt qua eo biển Đài Loan hẹp để tấn công nền dân chủ tự trị.
Kho vũ khí của Lực lượng Hỏa tiễn còn bao gồm 400 hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đến bất cứ nơi nào trên thế giới.
Những tiến bộ của Trung Quốc trong công nghệ hỏa tiễn siêu thanh - hỏa tiễn khó đánh chặn có thể bay với tốc độ gấp năm lần tốc độ âm thanh - vẫn là mối quan ngại lớn đối với Ngũ Giác Đài.
Các quan chức cho biết, hỏa tiễn siêu thanh Đông Phong (Dong Feng, 东风) 17 có thể thay thế dần các hệ thống hỏa tiễn cũ và có thể nhắm vào các căn cứ nước ngoài cũng như tài sản hải quân ở Tây Thái Bình Dương.
Mặc dù Trung Quốc vẫn tụt hậu rất xa so với Hoa Kỳ và Nga về số lượng đầu đạn, nhưng nước này đã nhanh chóng mở rộng lực lượng hạt nhân của mình trong những năm gần đây, một sự gia tăng mà các nhà phân tích cho là do sự nhấn mạnh của Chủ tịch Tập Cận Bình vào khả năng răn đe hạt nhân đối với Hoa Kỳ.
Theo tuyên bố, Bộ Quốc phòng ước tính Trung Quốc đã vượt mốc 600 đầu đạn vào năm ngoái và đang trên đà điều động hơn 1.000 đầu đạn hoạt động trong những năm tới.
Ngoài hệ thống hỏa tiễn, các quan chức cũng thảo luận về “mạng lưới tiêu diệt” hay mạng lưới cảm biến, vệ tinh và vũ khí giúp phát hiện mối đe dọa, chia sẻ dữ liệu và phối hợp phản ứng quân sự trên không, trên bộ, trên biển và vũ trụ.
[Newsweek: US Military Issues Update on China's Rocket Force Threat]
2. Sau nhiều tháng trì hoãn, Nga đổ lỗi cho Ukraine và Hoa Kỳ về tiến độ đàm phán hòa bình chậm chạp
Hôm Thứ Hai, 30 Tháng Sáu, sau nhiều tháng trì hoãn ngoại giao, Điện Cẩm Linh đổ lỗi cho Kyiv và Washington về việc các cuộc đàm phán hòa bình không đạt được tiến triển. Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết tốc độ đàm phán phụ thuộc vào lập trường của Ukraine, hiệu quả hòa giải của Hoa Kỳ và diễn biến trên chiến trường.
“Tất nhiên, điều này phụ thuộc rất nhiều vào lập trường của chính quyền Kiev”, Peskov trả lời kênh truyền hình Belarus 1, trong bình luận được Reuters đưa tin, đồng thời nói thêm: “Điều này phụ thuộc vào việc các nỗ lực làm trung gian của Washington có hiệu quả hay không”. Nga gọi Thủ đô của Ukraine là Kiev thay vì Kyiv như chính người Ukraine và các nước phương Tây gọi.
Nga đã nhiều lần từ chối thỏa thuận ngừng bắn do Hoa Kỳ đề xuất, tăng cường các cuộc tấn công vào thường dân Ukraine và Putin đã tuyên bố đầu tháng này rằng “toàn bộ Ukraine là của chúng tôi”.
Peskov đưa ra những phát biểu này trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, khi cuộc chiến toàn diện bước vào mùa hè thứ tư mà không thấy có lệnh ngừng bắn toàn diện nào, và hai vòng đàm phán hòa bình hầu như không có kết quả.
Nga và Ukraine đã tổ chức hai vòng đàm phán trực tiếp tại Istanbul trong năm nay, lần đầu tiên vào ngày 16 tháng 5 và lần thứ hai vào ngày 2 tháng 6, sau hơn ba năm không có đàm phán trực tiếp. Các cuộc họp đã dẫn đến những cuộc trao đổi tù nhân đáng kể, nhưng không có bước tiến đáng kể nào hướng tới lệnh ngừng bắn.
Trong cuộc họp ngày 2 tháng 6, cả hai bên đều đưa ra các đề xuất chấm dứt chiến tranh, nhưng sau đó Putin mô tả chúng là những bản ghi nhớ “hoàn toàn trái ngược”.
Phái đoàn Ukraine do Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov dẫn đầu đã yêu cầu ngừng bắn vô điều kiện trong 30 ngày, một lập trường được các đối tác phương Tây ủng hộ, trong khi Nga nhấn mạnh lệnh ngừng bắn có giới hạn trong 2-3 ngày để thu hồi thi thể của những người lính đã hy sinh.
“Nga thậm chí còn từ chối ý tưởng chấm dứt các vụ giết người,” Umerov nói sau cuộc đàm phán. “Đó là lý do tại sao chúng tôi kêu gọi thế giới: cần có áp lực cho hòa bình thực sự, chứ không phải là các cuộc đàm phán giả mạo.”
Bất chấp bế tắc, Nga cho biết họ sẵn sàng cho vòng đàm phán thứ ba. “Nhìn chung, chúng tôi đã sẵn sàng cho việc này”, Putin nói với các phóng viên vào ngày 27 tháng 6, ám chỉ Istanbul có thể một lần nữa trở thành địa điểm.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã xác nhận Ankara sẵn sàng đăng cai tổ chức và cho biết đang có những nỗ lực để sắp xếp một cuộc gặp trực tiếp giữa Putin và Tổng thống Volodymyr Zelenskiy - có thể có sự tham gia của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Tổng thống Zelenskiy đã bày tỏ sự ủng hộ đối với định dạng ba bên và thảo luận về ý tưởng này tại hội nghị thượng đỉnh NATO gần đây ở Brussels, nơi ông và Tổng thống Trump cũng đã thảo luận về việc tăng cường hỗ trợ quân sự của Hoa Kỳ và hợp tác sản xuất hệ thống phòng không và máy bay điều khiển từ xa.
Cho đến nay, Tổng thống Trump vẫn chưa áp đặt thêm lệnh trừng phạt đối với Nga như ông đã hứa nếu các nỗ lực hòa bình thất bại. “Nếu cuộc họp ở Istanbul không mang lại kết quả gì, điều đó rõ ràng có nghĩa là cần phải có các lệnh trừng phạt mới mạnh mẽ ngay lập tức”, Tổng thống Zelenskiy nói vào ngày 2 tháng 6.
Trong khi Điện Cẩm Linh tiếp tục bác bỏ lệnh ngừng bắn rộng rãi, lực lượng của nước này đang tiến vào phía đông nam Ukraine, giành được lãnh thổ ở các tỉnh Donetsk và Dnipropetrovsk, đồng thời tăng cường các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa vào dân thường.
Chưa có ngày cụ thể nào được ấn định cho vòng đàm phán tiếp theo.
[Kyiv Independent: After months of stalling, Russia blames Ukraine, US for slow pace of peace talks]
3. Na Uy điều động chiến đấu cơ F-35 tới Ba Lan để bảo vệ trung tâm viện trợ của Ukraine
Hôm Thứ Ba, 01 Tháng Bẩy, Bộ Quốc phòng Na Uy thông báo rằng Na Uy sẽ gửi chiến đấu cơ F-35 tới Ba Lan vào mùa thu để bảo vệ phi trường Rzeszow-Yasenka, một trong những trung tâm vận chuyển chính cho viện trợ quân sự của NATO cho Ukraine.
Tin tức này được đưa ra trong bối cảnh Nga đã leo thang các cuộc tấn công vào các thành phố của Ukraine trong những tuần qua, với kỷ lục phóng 400-500 máy bay điều khiển từ xa, gọi tắt là UAV mỗi đêm.
Như vậy, Na Uy đang tăng cường đóng góp của mình vào hệ thống phòng thủ hỏa tiễn và không quân của NATO, trong khi mục tiêu chính của nhiệm vụ này là hỗ trợ bảo vệ không phận Ba Lan và một trung tâm hậu cần quan trọng để hỗ trợ Ukraine, tuyên bố cho biết.
“ Đây là một đóng góp quan trọng. Chúng tôi đang giúp bảo đảm rằng sự hỗ trợ cho Ukraine đến được đích và Ukraine có thể tiếp tục cuộc chiến giành tự do”, Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Tore Sandvik cho biết.
Sân bay Rzeszow-Jasionka nằm cách biên giới Ukraine chưa đầy 100 km (62 dặm) và vận chuyển một tỷ lệ đáng kể vật liệu của phương Tây đến tiền tuyến ở Ukraine. Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết 90% viện trợ cho Ukraine sẽ đi qua phi trường ở Rzeszow tính đến tháng 11 năm 2024.
Đây cũng là điểm dừng chân chính của các nhà lãnh đạo nước ngoài khi tới Kyiv trong các chuyến thăm chính thức.
Vào tháng Giêng, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius tuyên bố Berlin sẽ điều động hệ thống phòng không Patriot xung quanh phi trường Ba Lan để bảo vệ phi trường này.
[Kyiv Independent: Norway to deploy F-35 fighter jets to Poland to protect Ukrainian aid hub]
4. Tổng thống Trump phủ nhận việc đưa ra lời đề nghị và đàm phán với Iran
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã phủ nhận việc đưa ra bất kỳ lời đề nghị nào với Iran và cho biết “tôi thậm chí không nói chuyện với họ” kể từ khi ông tấn công các cơ sở hạt nhân của họ.
Tổng thống Trump đã phản hồi lại những bình luận của Thượng nghị sĩ Chris Coons, một đảng viên Dân chủ đến từ Delaware, người đã lưu ý với hãng tin Fox News rằng tổng thống đang hướng tới một thỏa thuận hạt nhân nhằm nới lỏng lệnh trừng phạt với Iran giống như thỏa thuận mà Tổng thống Barack Obama đã đàm phán.
“Hãy nói với Thượng nghị sĩ Dân chủ giả mạo Chris Coons rằng tôi không cung cấp cho Iran BẤT CỨ THỨ GÌ, không giống như Obama, người đã trả cho họ hàng tỷ đô la theo con đường ngu ngốc dẫn đến Thỏa thuận vũ khí hạt nhân JCPOA (hiện đã hết hạn!), tôi thậm chí không nói chuyện với họ vì chúng ta đã HOÀN TOÀN PHÁ HỦY CÁC CƠ SỞ HỮU HẠT NHÂN CỦA HỌ”, Tổng thống Trump cho biết như trên vào sáng sớm Thứ Hai.
Tổng thống Trump đã hủy bỏ Kế hoạch hành động toàn diện chung, gọi tắt là JCPOA— hay còn gọi là thỏa thuận hạt nhân Iran trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Ông gọi đó là một thỏa thuận tồi tệ đã trao cho đối phương của Mỹ hàng tỷ đô la.
Thỏa thuận được đồng ý với Iran vào năm 2015 sau các cuộc đàm phán đa phương do Chính quyền Obama dẫn đầu, đã nới lỏng một số lệnh trừng phạt kinh tế đối với Tehran, đặc biệt là xung quanh hoạt động thương mại dầu mỏ, để đổi lấy việc giám sát chặt chẽ hơn chương trình hạt nhân của nước này trên trường quốc tế.
Coons nói với Fox News Sunday rằng: “Tôi chỉ lưu ý rằng theo các báo cáo, Tổng thống Trump hiện đang tiến tới đàm phán và đưa ra cho Iran một thỏa thuận có vẻ khá giống với thỏa thuận Iran mà Obama đã đưa ra”.
“Hàng chục tỷ đô la tiền khuyến khích và giảm lệnh trừng phạt để đổi lấy việc từ bỏ chương trình hạt nhân của họ.”
[Kyiv Independent: Trump Denies Making Iran Offer, Talks]
5. Đồng minh NATO tìm kiếm phụ nữ để chống lại mối đe dọa từ Nga
Nhìn qua một khu rừng rậm rạp bên ngoài thủ đô Đan Mạch với lớp sơn ngụy trang bôi khắp mặt, Katrine, 20 tuổi, quan sát đường chân trời để tìm kiếm mối đe dọa. Sau gần bốn tháng huấn luyện quân sự, cô và đơn vị của mình đã dành đầu tháng 6 để tiến hành các cuộc tập trận cuối cùng gần doanh trại quân đội Đan Mạch ở Hovelte, cách Copenhagen khoảng 15 dặm về phía bắc.
Katrine là một trong số nhiều nữ quân nhân tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự vào đầu năm nay—một động thái mà cho đến nay vẫn là con đường duy nhất để phụ nữ Đan Mạch phục vụ. Mặc dù phụ nữ có thể tham gia quân đội với tư cách là nhân viên toàn thời gian kể từ những năm 1970, nhưng họ đã bị loại khỏi hệ thống quân dịch vốn áp dụng lâu nay cho nam giới.
Điều đó sắp thay đổi. Trong một động thái mang tính bước ngoặt nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Đan Mạch, quốc gia Scandinavia này lần đầu tiên mở rộng chế độ nhập ngũ bắt buộc cho phụ nữ. Theo luật mới được quốc hội Đan Mạch thông qua vào đầu tháng 6, những phụ nữ trẻ đủ 18 tuổi sau khi luật có hiệu lực sẽ được tham gia vào cuộc xổ số nghĩa vụ quân sự toàn quốc ngang bằng với nam giới. Việc nhập ngũ tình nguyện vẫn là một lựa chọn cho cả hai giới, nhưng lần đầu tiên, các vị trí chưa được lấp đầy sẽ được phân bổ thông qua một bản dự thảo trung lập về giới.
“Trong tình hình thế giới hiện nay, điều này là cần thiết”, Katrine, người hoan nghênh sự thay đổi, cho biết. “Tôi nghĩ rằng thật công bằng và đúng đắn khi phụ nữ tham gia bình đẳng với nam giới”.
Sự thay đổi chính sách đang diễn ra trong bối cảnh căng thẳng khu vực gia tăng do cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine. Ngay cả từ sự an toàn tương đối của Đan Mạch, cuộc xung đột đã để lại dấu ấn của nó. Những bài học từ chiến trường Ukraine đã được đưa vào chương trình huấn luyện quân sự của Đan Mạch, giúp tân binh có cái nhìn tỉnh táo về những rủi ro. “Điều đó làm cho nó trở nên rất thực tế”, Katrine nói.
Các cải cách ban đầu được công bố vào năm 2024 như một phần của cuộc đại tu quốc phòng toàn diện, dự kiến điều động vào năm 2027. Nhưng chính phủ Đan Mạch đã đẩy nhanh tiến độ, đưa ngày bắt đầu lên mùa hè năm 2025 để ứng phó với những lo ngại ngày càng tăng về an ninh.
“Tình hình an ninh hiện tại” là động lực chính thúc đẩy động thái này, theo Đại tá Kenneth Strøm, nhà lãnh đạo chương trình nghĩa vụ quân sự của đất nước. “Họ có thể tham gia vào hoạt động răn đe tập thể của NATO,” ông nói về những người phụ nữ mới nhập ngũ. “Việc tăng số lượng lính nghĩa vụ, điều đó chỉ đơn giản là dẫn đến sức mạnh chiến đấu lớn hơn.”
Đan Mạch, nơi sinh sống của khoảng 6 triệu người, hiện có khoảng 9.000 quân nhân chuyên nghiệp. Với dự thảo mở rộng, quốc gia này dự kiến sẽ tăng số lượng lính nghĩa vụ lên 6.500 người mỗi năm vào năm 2033, tăng từ 4.700 người vào năm 2024. Hiện tại, tất cả nam giới khỏe mạnh trên 18 tuổi đều được gọi nhập ngũ, trong khi phụ nữ chỉ đủ điều kiện để làm tình nguyện viên. Tình nguyện viên nữ chiếm khoảng 25 phần trăm trong nhóm năm nay.
“Một số người có thể sẽ rất thất vọng khi được chọn vào quân đội”, Anne Sofie, một tình nguyện viên khác trong đơn vị của Katrine, cho biết. “Một số người có thể sẽ ngạc nhiên và thích điều đó hơn nhiều so với những gì họ nghĩ”.
Thời gian phục vụ cũng được kéo dài từ bốn tháng lên 11 tháng. Bao gồm năm tháng huấn luyện cơ bản tiếp theo là sáu tháng phục vụ tác chiến, cùng với các thành phần giáo dục bổ sung.
Bản dự thảo cải cách chỉ là một phần trong quá trình xây dựng quân đội rộng lớn hơn của Đan Mạch. Vào tháng 2, chính phủ đã công bố Quỹ tăng tốc trị giá 7 tỷ đô la nhằm mục đích tăng chi tiêu quốc phòng lên trên 3 phần trăm GDP—cao hơn nhiều so với mức chuẩn 2 phần trăm của NATO. Quỹ này đang giúp tài trợ cho nhiều sáng kiến khác nhau, bao gồm cả việc mở rộng nghĩa vụ quân sự.
“Chúng tôi thấy tình hình an ninh ở Âu Châu trở nên căng thẳng hơn,” Rikke Haugegaard, một nhà nghiên cứu tại Học viện Quốc phòng Hoàng gia Đan Mạch cho biết. “Chúng tôi có cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine. Chúng tôi tập trung vào các nước vùng Baltic, nơi Đan Mạch đang đóng góp rất nhiều binh lính. Vì vậy, tôi nghĩ đây là nỗ lực chung nhằm tăng cường quốc phòng của Đan Mạch.”
Haugegaard cũng thừa nhận những rào cản về mặt hậu cần và văn hóa. “Trong một hoặc hai năm tới, chúng tôi sẽ xây dựng rất nhiều tòa nhà mới để đáp ứng nhu cầu của tất cả những người này. Vì vậy, đây sẽ là một quá trình dần dần”, bà nói, lưu ý những lo ngại như thiết bị không vừa vặn và nguy cơ quấy rối tình dục.
Đan Mạch đi theo bước chân của các nước láng giềng Bắc Âu. Thụy Điển đã tái áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự trung lập về giới vào năm 2017 do tình hình an ninh ngày càng xấu đi, trong khi Na Uy trở thành quốc gia NATO đầu tiên áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự bình đẳng giới vào năm 2013.
[Newsweek: NATO Ally Seeks Women to Fight Russia Threat]
6. Iran ban hành cảnh báo an toàn cho các thanh tra viên hạt nhân
Iran cho biết Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, gọi tắt là IAEA không thực tế khi nghĩ rằng họ có thể đến nhanh như vậy để thanh tra các cơ sở hạt nhân bị Mỹ và Israel tấn công, và rằng họ không thể bảo đảm sự an toàn và an ninh cho các thanh tra viên.
Amir-Saeid Iravani, Đại Sứ Iran cho biết tại cuộc họp báo hôm thứ Hai rằng Iran không thể hiểu được yêu cầu của Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi về việc khôi phục hợp tác bình thường ngay sau các cuộc không kích.
Theo truyền thông nhà nước Iran, Iravani cho biết nghị quyết của IAEA hồi tháng 5 rằng Iran không tuân thủ các nghĩa vụ hạt nhân của mình đã trở thành cái cớ cho cái mà ông gọi là hành động xâm lược phi pháp của Israel và Hoa Kỳ, và cơ quan giám sát của Liên Hiệp Quốc phải chịu trách nhiệm.
Ông cho biết việc bảo đảm an toàn và an ninh cho các thanh tra viên IAEA là rất quan trọng, nhưng Iran vẫn chưa tiến hành đánh giá chính xác và toàn diện về mức độ thiệt hại tại các địa điểm hạt nhân.
Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran đang tiến hành đánh giá, Iravani cho biết.
[Kyiv Independent: Iran Issues Safety Warning to Nuclear Inspectors]
7. Bloomberg đưa tin tàu chở dầu bị hư hại do vụ nổ vài tuần sau khi ghé thăm các cảng của Nga
Một tàu chở 1 triệu thùng dầu đã xảy ra vụ nổ gần Libya, công ty vận hành TMS Tankers cho biết vào ngày 30 tháng 6. Con tàu Vilamoura hiện đang được kéo đến Hy Lạp, nơi mức độ thiệt hại sẽ được đánh giá khi đến nơi.
Vụ nổ khiến phòng máy bị ngập nước do lượng nước hút vào, mặc dù nguyên nhân gây ra vụ nổ vẫn chưa rõ ràng, theo phát ngôn nhân của công ty.
Phát ngôn nhân xác nhận rằng thủy thủ đoàn an toàn và không có báo cáo nào về ô nhiễm.
Sự việc xảy ra trong bối cảnh một loạt các vụ nổ không rõ nguyên nhân nhắm vào các tàu chở dầu đã từng ghé cảng Nga. Để ứng phó, các chủ tàu đã bắt đầu kiểm tra tàu của họ để tìm mìn bằng thợ lặn và thuyền điều khiển từ xa dưới nước.
Vilamoura đã ghé thăm các cảng dầu của Nga hai lần kể từ tháng 4, để chở dầu thô có nguồn gốc từ Kazakhstan thay vì dầu của Nga. Theo dữ liệu theo dõi tàu của Bloomberg, tàu chở dầu đã ghé cảng Ust-Luga của Nga vào đầu tháng 4 và tại cảng Caspian Pipeline Consortium, gọi tắt là CPC gần Novorossiysk vào tháng 5. Cả hai cảng này chủ yếu giải quyết xuất khẩu dầu thô của Kazakhstan.
Công ty tư vấn rủi ro hàng hải Vanguard Tech báo cáo rằng bốn tàu khác đã bị hư hại do nổ kể từ đầu năm. Mỗi tàu gần đây đã cập cảng Nga, công ty cho biết.
Ukraine đã tấn công vào các tài sản năng lượng của Nga trong suốt cuộc xâm lược toàn diện, bao gồm một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào tháng 2 vào đường ống CPC, một tuyến đường chịu trách nhiệm vận chuyển khoảng 80% lượng dầu xuất khẩu của Kazakhstan.
[Kyiv Independent: Oil tanker damaged by blast weeks after visiting Russian ports, Bloomberg reports]
8. Bắc Hàn phớt lờ lời đề nghị của Tổng thống Trump
Bắc Hàn tiếp tục lạnh nhạt với Hoa Kỳ, mặc dù Tổng thống Trump tỏ ra sẵn sàng nối lại đối thoại với nhà lãnh đạo tối cao của nước này, Kim Chính Ân.
Truyền thông nhà nước đã gọi Washington là “thế lực thù địch” sau khi Tổng thống Trump bày tỏ sự tự tin vào khả năng chấm dứt một cuộc xung đột tiềm tàng trên Bán đảo Triều Tiên.
Tổng thống Trump tuyên bố có ảnh hưởng đáng kể đối với Kim, trích dẫn thư từ của họ trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông tại nhiệm. Trong thời gian này, ông cũng đã gặp mặt trực tiếp Kim trong một nỗ lực thất bại nhằm dụ dỗ nhà lãnh đạo Bắc Hàn rút chương trình vũ khí hạt nhân do Liên Hiệp Quốc phê chuẩn của chế độ này, điều mà Bình Nhưỡng tuyên bố là cần thiết để ngăn chặn sự xâm lược của Hoa Kỳ và đồng minh Nam Hàn.
Các cuộc đàm phán bị đình trệ đã khiến quan hệ song phương trở nên lạnh nhạt khi Bắc Hàn có động thái đưa năng lực vũ khí hạt nhân vào hiến pháp và tiếp tục các vụ phóng hỏa tiễn đạn đạo cũng như có những lời lẽ hiếu chiến làm gia tăng căng thẳng với Nam Hàn.
Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Công nhân cầm quyền Bắc Hàn, đã nhắm vào Hoa Kỳ - mặc dù không nhắc đích danh - trong một bài xã luận được xuất bản vào Chúa Nhật.
Bài báo cho biết: “Trong hơn 10 năm qua, các thế lực thù địch đã bám vào các lệnh trừng phạt và phong tỏa khắc nghiệt chưa từng có nhằm cố gắng khiến chúng ta từ bỏ con đường tự lực cánh sinh”.
Bài báo tiếp tục ca ngợi quyết tâm liên tục của Bắc Hàn trong việc chống lại “những kẻ đế quốc”, nói rằng những âm mưu của họ chỉ có thể bị ngăn chặn bằng cách “tích trữ sức mạnh mạnh mẽ để bảo vệ chủ quyền và an ninh của quốc gia”.
Bài viết được xuất bản chỉ hai ngày sau khi Tổng thống Trump khoe “mối quan hệ tốt đẹp” của ông với Kim, nhưng không xác nhận hoặc phủ nhận việc ông đã tiếp cận nhà lãnh đạo mạnh mẽ của Bắc Hàn.
Tổng thống Trump cũng bày tỏ sự tự tin rằng ông có thể giải quyết bất kỳ xung đột nào có thể nổ ra giữa Bình Nhưỡng và Hán Thành. Vì chiến tranh Bắc Hàn kết thúc bằng một lệnh ngừng bắn thay vì một hiệp ước hòa bình chính thức, nên về mặt kỹ thuật, hai nước láng giềng vẫn trong tình trạng chiến tranh.
Đầu tháng này, hãng tin NK News chuyên đưa tin về Bắc Hàn đưa tin Tổng thống Trump đã viết một lá thư cho Kim, tìm cách mở đường cho cuộc đối thoại mới.
Theo một “nguồn tin cao cấp có hiểu biết” được trích dẫn bởi hãng tin này, các nỗ lực trực tiếp chuyển bức thư đã bị các nhân viên của văn phòng Liên Hiệp Quốc của Bắc Hàn từ chối.
Các điều kiện mà Kim Chính Ân đồng ý để quay lại bàn đàm phán vẫn chưa rõ ràng, nhưng các nhà phân tích đều đồng ý rằng Bắc Hàn khó có thể chấp nhận bất kỳ thỏa thuận nào đòi hỏi phi hạt nhân hóa hoàn toàn.
Trong khi đó, cuộc chiến của Nga ở Ukraine và căng thẳng gia tăng ở Trung Đông sau cuộc chiến giữa Iran và Israel có thể khiến Bắc Hàn không nằm trong danh sách ưu tiên trước mắt của Tòa Bạch Ốc.
[Newsweek: North Korea Ignores Trump's Overtures]
9. Kim Chính Ân gặp Bộ trưởng Văn hóa Nga trong bối cảnh quan hệ Bắc Hàn-Nga ngày càng sâu sắc
Theo Hãng thông tấn trung ương Bắc Hàn, gọi tắt là KCNA, nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân đã gặp Bộ trưởng Văn hóa Nga Olga Lyubimova tại Bình Nhưỡng vào ngày 29 tháng 6 để thảo luận về việc mở rộng hợp tác song phương trong lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật.
Cuộc họp diễn ra tại trụ sở Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Bắc Hàn cầm quyền và có sự tham dự của Đại sứ Nga tại Bắc Hàn Alexandr Matsegora, KCNA đưa tin.
Lyubimova dẫn đầu đoàn đại biểu Bộ Văn hóa Nga tới Bình Nhưỡng vào ngày 28 tháng 6 theo lời mời của Bộ Văn hóa Bắc Hàn để kỷ niệm một năm ngày ký kết hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Trong cuộc họp, Kim đã lưu ý những gì ông mô tả là “trao đổi và hợp tác sâu rộng” trên nhiều lĩnh vực kể từ khi ký kết hiệp ước. Ông cho biết những diễn biến này “đã đóng góp hữu hình vào sự phát triển chung và phúc lợi của người dân hai nước”, theo KCNA.
Kim cũng nhấn mạnh vai trò của trao đổi văn hóa và nghệ thuật trong việc củng cố tình cảm công chúng và quan hệ song phương. “Điều quan trọng là lĩnh vực văn hóa phải định hướng quan hệ giữa hai nước”, ông nói. Về phần mình, Lyubimova nói thêm rằng hợp tác văn hóa giữa hai nước đã đạt đến mức cao nhất từ trước đến nay.
Con gái của Kim, được gọi là Ju-ae, đã xuất hiện bên cạnh ông trong cuộc gặp với Lyubimova, đánh dấu lần thứ hai cô ta hiện diện tại một sự kiện ngoại giao, sau khi cô ta tham dự một sự kiện của Đại sứ quán Nga tại Bình Nhưỡng vào tháng 5.
Các chuyến thăm và cuộc họp diễn ra trong bối cảnh quan hệ Bắc Hàn-Nga ngày càng tăng cường trên nhiều lĩnh vực, bao gồm cả hợp tác quân sự.
Kể từ khi hai nước ký hiệp ước phòng thủ chung vào tháng 6 năm ngoái, Bắc Hàn đã điều động khoảng 11.000 quân tinh nhuệ để hỗ trợ cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine, chiếm hơn 20% lực lượng “dự bị cá nhân” của Kim Chính Ân, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov cho biết tại cuộc họp báo ngày 26 tháng 6.
“Đây là những người lính được lựa chọn đặc biệt dựa trên các tiêu chuẩn về thể chất, tâm lý và các tiêu chuẩn khác,” Umerov nói. “Những đơn vị này đã phải chịu tổn thất đáng kể.”
Umerov nói thêm rằng Bắc Hàn đã cân nhắc việc gửi thêm quân, nhưng việc làm như vậy có thể làm suy yếu thêm lực lượng dự trữ chiến lược của nước này và gây ra rủi ro cho sự ổn định của chế độ. Ông lưu ý rằng đã có bốn lần luân chuyển các đơn vị Bắc Hàn được biết đến ở Ukraine.
Theo tình báo quốc phòng Anh, Bắc Hàn có thể đã chịu hơn 6.000 thương vong kể từ khi quân đội lần đầu tiên được điều động tới Tỉnh Kursk của Nga vào mùa thu năm 2024.
[Kyiv Independent: Kim Jong-un meets Russian culture minister amid deepening North Korea-Russia ties]
10. Azerbaijan bắt giữ những điệp viên Nga khi quan hệ với Mạc Tư Khoa đi xuống
Cảnh sát Azerbaijan đã bắt giữ hai người được cho là điệp viên của Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB vào ngày 30 tháng 6 sau khi khám xét văn phòng tại Baku của hãng thông tấn nhà nước Nga Sputnik, hãng thông tấn Apa.az của Azerbaijan đưa tin.
Sputnik sau đó giải thích rằng Igor Kartavykh, tổng biên tập của Sputnik Azerbaijan, và Yevgeniy Belousov, biên tập viên quản lý, đã bị giam giữ tại Baku. Cơ quan này gọi những cáo buộc cho rằng những người bị giam giữ là điệp viên FSB là “vô lý”.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh quan hệ Nga-Azerbaijan xấu đi đáng kể sau vụ bắt giữ hơn 50 người Azerbaijan trong khuôn khổ cuộc điều tra về vụ giết người ở Yekaterinburg vào ngày 27 tháng 6. Hai người đã chết trong quá trình bắt giữ và ba người khác bị thương nghiêm trọng.
Các cuộc khám xét tại văn phòng của cơ quan truyền thông tuyên truyền của Nga, hoạt động như một chi nhánh địa phương của hãng thông tấn nhà nước Nga Russia Today, gọi tắt là RT, bắt đầu vào ngày 30 tháng 6.
Nhà tuyên truyền Nga Margarita Simonyan, tổng biên tập của Russia Today, cho biết các đại diện của đại sứ quán Nga tại Baku đang trên đường đến văn phòng của Sputnik. Các nhân viên của Sputnik đã ngoại tuyến và có thể không có quyền truy cập vào điện thoại, bà nói thêm.
Theo Simonyan, một số nhân viên của Sputnik là công dân Nga.
Vào tháng 2, chính phủ Azerbaijan đã ra lệnh đình chỉ hoạt động của văn phòng Sputnik tại Azerbaijan.
Chính quyền cho biết động thái này nhằm bảo đảm sự bình đẳng trong hoạt động của các phương tiện truyền thông nhà nước Azerbaijan ở nước ngoài và các nhà báo nước ngoài trong nước. Điều này có nghĩa là số lượng nhà báo của Sputnik Azerbaijan làm việc tại Baku sẽ bằng với số lượng nhà báo của hãng thông tấn Azerbaijan Azertadzh tại Nga.
Kết quả là, Sputnik Azerbaijan đã phải cắt giảm nhân viên từ 40 xuống còn một người nhưng đã từ chối làm như vậy và tiếp tục hoạt động bất chấp quyết định của chính phủ Azerbaijan, theo Apa.az.
Do quan hệ Nga-Azerbaijan xấu đi, Bộ Văn hóa Azerbaijan thông báo vào ngày 29 tháng 6 rằng Azerbaijan đã hủy bỏ mọi sự kiện văn hóa đã lên kế hoạch tổ chức cùng với các tổ chức nhà nước và tư nhân của Nga.
Thông báo này được đưa ra sau cái chết của hai công dân Azerbaijan trong cuộc đột kích của cảnh sát tại thành phố Yekaterinburg của Nga.
Bộ Ngoại giao Azerbaijan cho biết vào ngày 28 tháng 6 rằng Ziyaddin và Huseyn Safarov đã chết trong một cuộc đột kích do chính quyền Nga thực hiện. Azerbaijan gọi vụ giết người này là “có động cơ sắc tộc” và là hành động “phi pháp”.
Baku kêu gọi đưa những thủ phạm ra trước công lý và cho biết họ mong đợi Mạc Tư Khoa sẽ tiến hành một cuộc điều tra toàn diện về vụ việc.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga cho biết các vụ bắt giữ được thực hiện như một phần của cuộc điều tra về các tội ác nghiêm trọng. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Maria Zakharova tuyên bố rằng đây là những vụ án liên quan đến các vụ giết người xảy ra vào năm 2001, 2010 và 2011.
[Kyiv Independent: Azerbaijan detains alleged Russian spies as relations with Moscow nosedive]
11. ‘Nga cũng sẽ tát vào má bên kia của bạn’ - Ukraine phản bác lời kêu gọi của Ngoại trưởng Slovakia ‘có lẽ nên tha thứ’ cho Mạc Tư Khoa
Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha ngày 30 tháng 6 đã khiển trách Ngoại trưởng Slovakia sau khi ông này gợi ý rằng cộng đồng quốc tế “có thể thậm chí phải tha thứ” cho hành động của Nga và tham gia lại đối thoại với Mạc Tư Khoa để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.
“Cảm giác được miễn trừ của Nga là nguyên nhân gốc rễ của tội ác của họ,” Sybiha tuyên bố. “Thật ngây thơ khi mong đợi một tên tội phạm dừng lại nếu tội ác của chúng được tha thứ thay vì bị trừng phạt. Nga cũng sẽ tát vào má bên kia của bạn. Và những kẻ không mất ai trong cuộc chiến này không có quyền đưa ra những tuyên bố như vậy.”
Phát biểu của Sybiha được đưa ra để đáp lại những bình luận của Ngoại trưởng Slovakia Juraj Blanar trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông trong nước vào ngày 29 tháng 6. Blanar lập luận rằng cuộc chiến ở Ukraine không thể giải quyết bằng biện pháp quân sự và kêu gọi quay lại con đường ngoại giao, cho rằng Nga có thể được tha thứ.
“Chúng ta hãy quay lại tôn trọng luật pháp quốc tế và tìm cách giao tiếp với Liên bang Nga”, ông nói. “Và thậm chí có thể tha thứ cho mọi thứ đã xảy ra”.
Slovakia gần đây đã yêu cầu hoãn thông qua gói trừng phạt thứ 18 của Liên minh Âu Châu đối với Nga, với lý do cần phải làm rõ hơn về tác động của lệnh trừng phạt này đối với các quốc gia thành viên, đặc biệt là trong bối cảnh sáng kiến RePowerEU của Liên Hiệp Âu Châu nhằm chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2030.
Chính quyền của Fico đã tách mình khỏi sự đồng thuận ủng hộ Ukraine trong Liên Hiệp Âu Châu và NATO. Kể từ khi nhậm chức vào năm 2023, ông đã dừng viện trợ quân sự của Slovakia cho Ukraine và theo đuổi sự tham gia ngoại giao với Nga. Đầu năm nay, Fico đã tham dự Lễ diễn hành Ngày Chiến thắng của Nga tại Mạc Tư Khoa và gặp nhà độc tài Vladimir Putin — một cử chỉ mà hầu hết các nhà lãnh đạo phương Tây đều tránh.
Fico đã bác bỏ ý tưởng gặp Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, nói với đài truyền hình STVR của Slovakia rằng Tổng thống Zelenskiy “ghét tôi” và một cuộc gặp như vậy “không có ý nghĩa gì”.
Ukraine liên tục nhấn mạnh rằng hòa bình chỉ có thể đạt được thông qua công lý và trách nhiệm giải trình về tội ác chiến tranh và hành động xâm lược của Nga, một quan điểm được nhiều chính phủ phương Tây đồng tình.
[Kyiv Independent: 'Russia will hit your other cheek as well' — Ukraine rebukes Slovak FM's call to 'perhaps forgive' Moscow]
Cảm tình của ĐGH Lêô với dân tộc khổ đau Ukraine. Chấm dứt cuộc chiến Phụng Vụ trong GH Syro Malaba
VietCatholic Media
18:05 01/07/2025
1. Diễn Từ Của Đức Thánh Cha Lêô XIV Gửi Các Khách Hành Hương Của Giáo Hội Công Giáo Ukraine Nghi Lễ Đông Phương
Đức Giáo Hoàng Lêô XIV đã chào đón những người hành hương Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương đến Vatican vào ngày 28 tháng 6, và nói với những người hành hương Ukraine rằng đất nước của họ đã bị “tử vì đạo” bởi “cuộc chiến vô nghĩa” của Nga.
Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương là giáo phái Kitô giáo lớn thứ hai của Ukraine, với hơn 10% dân số cả nước. Chủ yếu phổ biến ở miền tây Ukraine, Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh nhưng vẫn giữ lại nhiều nghi lễ và tập tục của Giáo hội Chính thống giáo.
Trong diễn từ tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nói:
Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Cầu mong bình an đến với anh chị em.
Anh em thân mến trong hàng Giám mục,
Kính gửi các linh mục, tu sĩ nam nữ,
Thưa các chị em, các anh em thân mến!
Tôi trân trọng chào đón anh chị em, những tín hữu thân mến của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, những người đã đến viếng mộ Thánh Phêrô nhân dịp Năm Thánh. Tôi chào mừng Đức Cha Shevchuk, Tổng giám mục chính tòa Kyiv-Halyč, các giám mục, các linh mục, các nam nữ tu sĩ và tất cả các tín hữu giáo dân.
Cuộc hành hương của anh chị em là dấu chỉ của ước muốn đổi mới đức tin, củng cố mối dây liên kết và sự hiệp thông với Giám mục Rôma, và làm chứng cho niềm hy vọng không làm thất vọng, vì nó nảy sinh từ tình yêu của Chúa Kitô đã được Chúa Thánh Thần đổ vào lòng chúng ta (x. Rm 5:5). Năm Thánh kêu gọi chúng ta trở thành những người hành hương của niềm hy vọng này trong toàn bộ cuộc sống của chúng ta, bất chấp những nghịch cảnh của thời điểm hiện tại. Hành trình đến Rôma, với việc đi qua Cửa Thánh và viếng thăm mộ của các Tông đồ và các Thánh Tử đạo, là biểu tượng của hành trình hằng ngày này, phấn đấu hướng tới cõi vĩnh hằng, nơi Chúa sẽ lau khô mọi giọt nước mắt và sẽ không còn cái chết, không còn tang tóc, không còn buồn phiền, không còn đau đớn nữa (x. Kh 21:4).
Nhiều người trong số anh chị em, để đến được đây, đã phải rời bỏ vùng đất xinh đẹp của mình, nơi giàu đức tin Kitô giáo, được đơm hoa kết trái bởi chứng tá truyền giáo của rất nhiều vị thánh, và được tưới tắm bằng máu của nhiều vị tử đạo, những người trong suốt nhiều thế kỷ đã dùng chính mạng sống mình để chứng tỏ lòng trung thành với Thánh tông đồ Phêrô và những người kế vị ngài.
Anh chị em thân mến,
Đức tin, là kho báu cần được chia sẻ. Mỗi lần chia sẻ như thế đều mang theo những khó khăn, gian khổ và thử thách, nhưng cũng là cơ hội để phát triển lòng tin và đầu hàng Chúa.
Đức tin của dân tộc anh chị em hiện đang bị thử thách nghiêm trọng. Nhiều người trong anh chị em, kể từ khi cuộc xâm lược quy mô lớn vào Ukraine bắt đầu, chắc chắn đã hỏi: Lạy Chúa, tại sao tất cả những điều này lại xảy ra? Chúa ở đâu? Chúng con phải làm gì để cứu gia đình, nhà cửa và quê hương của chúng con? Tin không có nghĩa là có tất cả các câu trả lời, mà là tin rằng Chúa ở cùng chúng ta và ban cho chúng ta ân sủng của Người, rằng Người sẽ có lời phán quyết cuối cùng, và sự sống sẽ chiến thắng cái chết.
Đức Trinh Nữ Maria, rất được người dân Ukraine yêu quý, với lời “xin vâng” khiêm nhường và can đảm của Mẹ, đã mở ra cánh cửa cứu chuộc thế giới; Mẹ bảo đảm với chúng ta rằng lời “xin vâng” của chúng ta, đơn sơ và chân thành, cũng có thể trở thành công cụ trong tay Chúa, để thực hiện một điều gì đó vĩ đại. Được xác nhận trong đức tin bởi Người kế vị Thánh Phêrô, tôi thúc giục anh chị em chia sẻ điều này với những người thân yêu, những người đồng hương của anh chị em và tất cả những người mà Chúa sẽ dẫn anh chị em đến gặp gỡ. Việc nói “xin vâng” hôm nay có thể mở ra những chân trời mới của đức tin, hy vọng và hòa bình, đặc biệt là cho tất cả những người đang đau khổ.
Thưa các chị em và anh em, khi tôi gặp anh chị em ở đây, tôi muốn bày tỏ sự gần gũi của tôi với đất nước Ukraine đang bị giày vò, với những trẻ em, những người trẻ tuổi, người già và, theo cách đặc biệt, với những gia đình đang đau buồn vì mất mát những người thân yêu của họ. Tôi chia sẻ nỗi buồn của anh chị em đối với những tù nhân và nạn nhân của cuộc chiến tranh vô nghĩa này. Tôi giao phó cho Chúa những ý định của anh chị em, những khó khăn và bi kịch hàng ngày của anh chị em, và trên hết là những mong muốn về hòa bình và thanh thản.
Tôi khuyến khích anh chị em hãy cùng nhau bước đi, các mục tử và tín hữu, hướng mắt về Chúa Giêsu, là ơn cứu độ của chúng ta. Xin Đức Trinh Nữ Maria, chính vì sự kết hợp của Mẹ với cuộc khổ nạn của Con Mẹ, Mẹ là Mẹ của Hy Vọng, hướng dẫn và bảo vệ anh chị em. Tôi chúc lành cho tất cả anh chị em, gia đình anh chị em, Giáo hội và dân của anh chị em, từ tận đáy lòng tôi. Cảm ơn anh chị em.
Source:Vatican News
2. Rôma tôn vinh các vị thánh bảo trợ của mình bằng một loạt hoa đầy màu sắc
Bắt đầu từ tối thứ Bảy, ngày 28 tháng 6, các nhóm nghệ sĩ cắm hoa và tình nguyện viên đã làm việc suốt đêm trong một nỗ lực hết mình và kết thúc vào lúc 9 giờ sáng Chúa Nhật — vừa kịp lúc hàng ngàn người hành hương tụ họp tại Quảng trường Thánh Phêrô để tham dự Lễ trọng kính Thánh Phêrô và Thánh Phaolô để chiêm ngưỡng những tấm thảm hoa lộng lẫy nhất.
Via della Conciliazione, đại lộ lớn dẫn đến Quảng trường Thánh Phêrô, đã được biến đổi vào Chúa Nhật thành một tấm thảm màu sắc rực rỡ với hàng chục tác phẩm nghệ thuật hoa do các nghệ nhân bậc thầy và tình nguyện viên trên khắp nước Ý tạo ra.
Cuộc tụ họp sáng tạo và tâm linh này không chỉ nhằm mục đích làm đẹp thành phố mà còn nhằm bảo tồn truyền thống có từ năm 1625, khi Benedetto Drei, nhà lãnh đạo văn phòng trang trí hoa của Đức Giáo Hoàng, lần đầu tiên trang trí lối vào Đền Thờ Thánh Phêrô bằng hoa.
Mặc dù phong tục này đã phai nhạt vào thế kỷ 17, nhưng nó đã được khôi phục vào năm 2013. Ngày nay, Infiorata đã trở thành một sự kiện mang tính biểu tượng kết hợp giữa nghệ thuật, đức tin và văn hóa.
Trong bối cảnh lễ kỷ niệm phụng vụ do Đức Giáo Hoàng Lêô XIV chủ trì, triển lãm hoa mang đến một con đường tượng trưng cho lời cầu nguyện và hy vọng, kết nối Rôma với các tín hữu trên khắp thế giới.
Source:Catholic News Agency
3. Chấm dứt tranh luận về phụng vụ trong Giáo hội Syro Malabar
Cuộc tranh luận lâu dài trong Giáo Hội Công Giáo Syro Malabar, bên Ấn Độ được coi là chấm dứt.
Hôm 27 tháng Sáu vừa qua, hãng tin Công Giáo Á châu Ucan, đưa tin: trong Thư luân lưu, công bố ngày 25 tháng Sáu trước đó, Đức Tổng Giám Mục Trưởng Raphael Thattil của Giáo hội này nói rằng trong tuần lễ vừa qua, các nghị quyết đã đạt được với nhóm linh mục và giáo dân nổi loạn về vấn đề phụng vụ, để tái lập an bình trong Giáo hội. Cùng ký tên vào lá thư luân lưu này còn có Đức Tổng Giám Mục Joseph Pamplani, Đại diện của Đức Tổng Giám Mục Trưởng tại Tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly, nơi có nhóm linh mục và giáo dân nổi loạn.
Giáo Hội Công Giáo Syro Malabar có hơn ba triệu rưỡi tín hữu, phần lớn sinh sống tại bang Kerala ở miền tây nam Ấn Độ. Đây là Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương lớn thứ hai, sau Giáo Hội Công Giáo Ukraine Đông phương.
Tranh luận về phụng vụ đã kéo dài từ hơn năm thập niên trong Giáo hội Syro Malabar, nhưng từ năm 2021, tranh chấp trở nên gay go hơn, khi phần lớn trong số hơn 400 linh mục thuộc Tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly và nhiều tín hữu Công Giáo tại đây không chấp nhận phụng vụ do Hội đồng của Giáo hội này phê chuẩn, theo đó các linh mục được yêu cầu quay lên bàn thờ trong phần kinh nguyện Thánh Thể. Thay vào đó, nhóm linh mục phản loạn này tiếp tục cử hành thánh lễ theo nghi thức từ 50 năm trước đó, nghĩa là các linh mục quay mặt xuống giáo dân suốt trong thánh lễ.
Trong bốn năm qua đã xảy ra những vụ biểu tình, phản đối bạo lực, và trong một số trường hợp, tòa án đời được yêu cầu can thiệp. Tòa Thánh cũng cố gắng giúp tìm giải pháp nhưng vẫn không làm cho nhóm linh mục phản loạn tuân theo.
Trong thư luân lưu, Đức Tổng Giám Mục Trưởng Thattil viết: “Tổng giáo phận Ernakulam đã chịu đau khổ rất nhiều vì tranh chấp phụng vụ”, và ngài bày tỏ hy vọng các nghị quyết mới sẽ giúp “chúng ta tăng trưởng trong sự tín nhiệm lẫn nhau, hiệp nhất trong Giáo hội và hòa giải”.
Thư luân lưu của vị thủ lãnh Giáo hội cho phép các linh mục trong Tổng giáo phận tiếp tục cử hành phụng vụ của họ, và nói rằng quyết định này là kết quả cuộc gặp gỡ của các chức sắc Giáo hội với các linh mục phản loạn ngày 19 tháng Sáu. Theo đó, các linh mục trong Tổng giáo phận tiếp tục cử hành thánh lễ quay xuống giáo dân, nhưng họ được yêu cầu cử hành ít nhất một thánh lễ theo phụng vụ đã được Hội đồng Giáo hội phê chuẩn trong mọi Chúa nhật và các ngày lễ trọng.
Tuy nhiên, thư luân lưu nhấn mạnh rằng phụng vụ chính thức của Giáo hội sẽ là “phụng vụ thống nhất, được Hội đồng Giáo hội và chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã truyền phải theo”. Điều này phải được tuân hành trong tất cả 33 giáo phận của Giáo hội Syro Malabar.
Quyết định mới trên đây của Giáo phận Ernakulam sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 03 tháng Bảy tới đây, lễ kính thánh Tôma tông đồ, bổn mạng của Giáo hội Syro Malabar.
Các tân linh mục trong giáo phận có thể được miễn chuẩn, giống như các linh mục đàn anh, không buộc cử hành thánh lễ theo phụng vụ đã được Hội đồng Giáo hội phê chuẩn.
4. Đức Giáo Hoàng Lêô XIV cảnh báo các tổng giám mục mới về các kế hoạch mục vụ lặp lại mà không đổi mới
Đức Giáo Hoàng Lêô XIV đã cảnh báo các tổng giám mục mới vào Chúa Nhật về việc tuân theo “những kế hoạch mục vụ cũ mà không trải nghiệm sự đổi mới nội tâm và không sẵn sàng ứng phó với những thách thức mới”.
Phát biểu trong ngày lễ trọng kính Thánh Phêrô và Phaolô - hai vị thánh được Giáo Hội Công Giáo công nhận là trụ cột của đức tin và được tôn kính là thánh bổn mạng của thành phố Rôma - Đức Giáo Hoàng cũng kêu gọi duy trì sự hiệp nhất trong giáo hội đồng thời tôn trọng sự đa dạng.
“Các vị thánh bổn mạng của chúng ta đã đi theo những con đường khác nhau, có những ý tưởng khác nhau và đôi khi tranh luận với nhau một cách thẳng thắn theo tinh thần Phúc âm. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản họ có một sự hiệp thông sống động trong Thánh Linh, một sự hòa hợp hiệu quả trong sự đa dạng,” Đức Giáo Hoàng nói.
Trong thánh lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô, nơi ngài trao dây pallium cho 54 vị tổng giám mục mới, trong đó có tám vị đến từ Hoa Kỳ, Đức Lêô đã thúc giục họ “tìm ra những con đường và đường lối mới để rao giảng Tin Mừng” bắt nguồn từ “những vấn đề và khó khăn” phát sinh từ cộng đồng đức tin của họ.
“Hai tông đồ... truyền cảm hứng cho chúng ta bằng tấm gương cởi mở đón nhận sự thay đổi, đón nhận những biến cố, cuộc gặp gỡ và tình huống cụ thể trong đời sống cộng đồng của các ngài, và bằng sự sẵn sàng xem xét những đường lối mới trong công cuộc truyền giáo để ứng phó với những vấn đề và khó khăn do anh chị em chúng ta trong đức tin nêu ra.”
Sau bài giảng, các phó tế xuống mộ Thánh Phêrô, nằm bên dưới Bàn thờ Ngai tòa, để lấy lại dây pallium mà Đức Giáo Hoàng đã ban phép lành.
Trong bài giảng của mình, Đức Giáo Hoàng đã ca ngợi tấm gương của Thánh Phêrô và Phaolô, nhấn mạnh đến “sự hiệp thông trong giáo hội và sức sống của đức tin”. Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học cách sống hiệp thông như “sự hiệp nhất trong đa dạng — để những ân sủng khác nhau, hiệp nhất trong một lời tuyên xưng đức tin, có thể thúc đẩy việc rao giảng Tin Mừng”.
Đối với Đức Giáo Hoàng Lêô, con đường hiệp thông của Giáo hội “được đánh thức bởi nguồn cảm hứng của Chúa Thánh Thần, hợp nhất những khác biệt và xây dựng những nhịp cầu hiệp nhất nhờ vào sự đa dạng phong phú của các đặc sủng, ân sủng và chức vụ.”
'Biến sự khác biệt của chúng ta thành một hội thảo đoàn kết'
Đức Giáo Hoàng kêu gọi nuôi dưỡng “tình huynh đệ” và thúc giục những người nghe ngài “nỗ lực biến những khác biệt của chúng ta thành một xưởng làm việc của sự hiệp nhất và hiệp thông, của tình huynh đệ và hòa giải, để mọi người trong Giáo hội, mỗi người với lịch sử cá nhân của mình, có thể học cách đồng hành cùng nhau”.
“Toàn thể Giáo hội cần tình huynh đệ, điều này phải hiện diện trong mọi mối quan hệ của chúng ta, dù là giữa giáo dân và linh mục, giữa linh mục và giám mục, giữa giám mục và giáo hoàng. Tình huynh đệ cũng cần thiết trong việc chăm sóc mục vụ, đối thoại đại kết và các mối quan hệ thân thiện mà Giáo hội mong muốn duy trì với thế giới”, Đức Giáo Hoàng nói.
Ngài cũng mời gọi suy ngẫm về việc liệu hành trình đức tin của chúng ta có “duy trì được năng lượng và sức sống của nó hay không, và liệu ngọn lửa trong mối quan hệ của chúng ta với Chúa có còn cháy sáng hay không”.
“Nếu chúng ta muốn giữ cho căn tính Kitô hữu của mình không bị thu hẹp thành di tích của quá khứ, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường nhắc nhở chúng ta, điều quan trọng là phải vượt qua đức tin mệt mỏi và trì trệ. Chúng ta cần tự hỏi: Chúa Giêsu Kitô là ai đối với chúng ta ngày nay? Ngài chiếm vị trí nào trong cuộc sống của chúng ta và trong cuộc sống của Giáo hội?”
Do đó, Đức Leo đã khuyến khích một tiến trình phân định phát sinh từ những câu hỏi này, cho phép đức tin và Giáo hội “được đổi mới liên tục và tìm ra những con đường mới cùng những đường lối mới để rao giảng Tin Mừng”.
“Điều này, cùng với sự hiệp thông, phải là mong muốn lớn nhất của chúng ta.”
Vào cuối buổi lễ, Đức Giáo Hoàng đã xuống cầu thang đến mộ của Thánh tông đồ Phêrô và cầu nguyện một lát trước đó, cùng với Đức Tổng Giám Mục Emmanuel của Chalcedon, trưởng phái đoàn của Tòa Thượng phụ Đại kết.
Lễ trọng kính Thánh Phêrô và Phaolô đặc biệt quan trọng đối với công cuộc đại kết vì hai vị thánh này được mọi truyền thống tông đồ tôn kính, và Tòa Thượng phụ Đại kết đã cử một phái đoàn đến Rôma để tham dự lễ này hàng năm kể từ những năm 1960.
Trong buổi lễ, Đức Giáo Hoàng Lêô XIV đã khôi phục lại truyền thống cổ xưa là đích thân trao dây pallium cho các tổng giám mục mới nhậm chức.
Nghi lễ mang tính biểu tượng này đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô sửa đổi vào năm 2015, khi ngài quyết định trao dây pallium - một dải len trắng giống như dây choàng với sáu cây thánh giá bằng lụa đen - cho các tổng giám mục tại Vatican, trong khi để sứ thần tại mỗi quốc gia của tổng giám mục quyết định trao dây pallium trong một buổi lễ tại địa phương.
Vào thời điểm đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích rằng sự thay đổi này nhằm mục đích tôn vinh các Giáo Hội địa phương, làm cho buổi lễ mang tính mục vụ và có sự tham gia nhiều hơn, đồng thời củng cố mối liên kết giữa các tổng giám mục và giáo dân của họ mà không làm suy yếu sự hiệp thông với Rôma.
Source:Catholic News Agency